Học trading cùng trader chuyên nghiệp Brent Donnelly – Bài học số 28: Trader và các định mức rủi ro trong giao dịch

Học trading cùng trader chuyên nghiệp Brent Donnelly – Bài học số 28: Trader và các định mức rủi ro trong giao dịch

Học trading cùng trader chuyên nghiệp Brent Donnelly – Bài học số 28: Trader và các định mức rủi ro trong giao dịch

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,139
29,825
Bài học số 28: Trader và các định mức rủi ro trong giao dịch

-----​

Bạn có thể thấy từ minh hoạ phía dưới, có những cấp độ chấp nhận rủi ro khác nhau, và trong bài viết của tuần này chúng ta hãy tìm hiểu xem có thể học được điều gì từ quản lý rủi ro nhé!

Screen Shot 2023-05-12 at 16.46.37.png

Trước khi chúng ta xem xét các nhà giao dịch tránh né và tìm kiếm rủi ro như thế nào, hãy nhớ rằng khẩu vị rủi ro không cố định. Nhiều trader cư xử khác nhau trong các điều kiện khác nhau. Dưới đây là ba tác động ảnh hưởng đến khẩu vị rủi ro của trader:
  • Hiệu ứng không giới hạn (Zero-bound effect): Các nhà giao dịch theo hướng giảm trong năm có xu hướng giao dịch một cách lo lắng hơn so với các nhà giao dịch theo hướng tăng. Nếu bạn kiếm được 4 triệu đô la trong năm và giảm xuống còn 2,5 triệu đô la (lỗ 1,5 triệu đô la), điều đó sẽ khác với việc đi từ cộng 1 triệu đô la xuống âm 500.000 đô la. Bạn cần có can đảm để chấp nhận rủi ro một cách thông minh, ngay cả khi bạn gặp khó khăn.
  • Hiệu ứng cuối kỳ (End-of-period effect): Trader có xu hướng chấp nhận rủi ro ít hơn vào cuối năm. Nếu một thương nhân đã có một năm tốt, họ muốn gửi ngân hàng khoản tiền kiếm được. Nếu họ đã có một năm tồi tệ, họ không muốn làm cho nó tồi tệ hơn. Hiệu ứng này là lý do tại sao hầu hết các quỹ phòng hộ sẽ không thanh toán nhiều hơn một lần mỗi năm. Các quỹ phòng hộ thiết lập các khoản thanh toán hai lần một năm nhận thấy rằng khẩu vị rủi ro của nhà giao dịch giảm trong cả tháng Sáu và tháng Mười Hai, thay vì chỉ trong tháng Mười Hai.
  • Hiệu ứng theo lợi nhuận (House money effect): Các trader có lợi nhuận khổng lồ trong một khoảng thời gian nhất định sẽ có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn. Điều này được gọi là hiệu ứng theo lợi nhuận, có một sự thiên vị xuất hiện trong cả bối cảnh thử nghiệm và trải nghiệm thực tế. Hiệu ứng này đặc biệt mạnh ngay sau khi họ kiếm được tiền, và sau đó nó biến mất theo thời gian.
Screen Shot 2023-05-12 at 16.40.26.png


Trong cuốn sách Alpha Trader, tôi có một bảng câu hỏi dành cho nhà giao dịch và một trong những thuộc tính mà tôi yêu cầu các nhà giao dịch tự đánh giá mình là mức độ chấp nhận rủi ro. Điểm số chạy từ 1 đến 10. Dưới đây là phần thảo luận nhanh về các điểm số chấp nhận rủi ro khác nhau, ý nghĩa của chúng và cách giải quyết các vấn đề liên quan đến các phạm vi cụ thể. Trước khi đọc phần này, bạn cần đánh giá bản thân từ 1 đến 10 trên thang điểm từ tránh né rủi ro đến tìm kiếm rủi ro.



Điểm khẩu vị rủi ro: 1-4 — Nhà giao dịch ngại rủi ro


Bạn vẫn có thể thành công trong giao dịch nếu bạn không thích rủi ro. Nhưng đừng phủ nhận. Hãy tự nhận thức và trung thực về điểm số của bạn. Điểm từ 1 đến 4 báo hiệu bạn là một nhà giao dịch không thích rủi ro.

Đặc điểm của trader không thích rủi ro:
  • Sợ mất tiền. Tuy nhiên cần nhìn nhận thực tế rằng bạn sẽ không kiếm được tiền nếu không giao dịch. Bạn sẽ luôn yếu đuối. Nếu nỗi sợ hãi của bạn đến từ bên trong, bạn cần phải giải quyết nó. Nếu nỗi sợ hãi của bạn đến từ việc thiếu vốn, hãy đợi cho đến khi bạn có đủ vốn và tìm một nguồn thu nhập khác cho đến lúc đó. Trader với quá ít vốn thường kết thúc trong thất bại với tâm lý kiểu cờ bạc. Rủi ro lớn nhất trong giao dịch là bạn sẽ mất tiền. Bạn cần hiểu và chấp nhận rủi ro này trước khi có bất kỳ cơ hội thành công nào với tư cách là một người chuyên nghiệp.
  • Có vấn đề khi quyết định “bóp cò” (vào lệnh.
  • Luôn tìm kiếm giao dịch hoàn hảo.
  • Cần nhiều thứ để căn chỉnh trước khi giao dịch.
  • Thường cảm thấy thoải mái hơn khi người khác có cùng vị thế với bạn, đặc biệt là những ai bạn xem là giỏi hơn.
  • Không đủ kiên nhẫn để giữ lệnh khi giá không đi theo hướng mong đợi.
Nếu bạn là một nhà giao dịch sợ rủi ro, hãy xem Chương 7 của Alpha Trader để biết một loạt mẹo về cách vượt qua nỗi sợ rủi ro của bạn. Bạn có thể thành công với tư cách là một nhà giao dịch không thích rủi ro, bạn chỉ cần có các công cụ và chiến thuật phù hợp.

Điểm khẩu vị rủi ro: 5-7 — Nhà giao dịch với mức rủi ro vừa phải


Nếu bạn cho mình điểm 5, 6 hoặc 7, bạn có thể bắt đầu trò chơi của mình. Lo ngại rủi ro của bạn không phải là một điểm yếu, nhưng bạn có thể vươn mình ra một chút và tránh được việc quá rụt rè trước rủi ro.

Vào đầu những năm 2000, tôi làm việc cho một ngân hàng nhìn chung là không thích rủi ro. Họ điều hành một mô hình kinh doanh phổ biến một cách đáng ngạc nhiên ở các ngân hàng: “chấp nhận rủi ro, nhưng không để mất tiền”. Đây là mô hình kinh doanh tối ưu cho người quản lý muốn bảo vệ ngân hàng nhưng cũng cho phép một chút lợi nhuận nếu điều kiện giao dịch là tối ưu. Mô hình kinh doanh này cũng được sử dụng bởi nhiều quỹ phòng hộ dựa trên nhóm. Nếu bạn có 100 nhà giao dịch đều giao dịch với các điểm dừng lỗ rất chặt chẽ nhưng một số nhà giao dịch đó vẫn có thể tạo ra lợi nhuận 20% trong một năm, thì tổng lợi nhuận và tỷ lệ Sharpe của quỹ phòng hộ sẽ rất nổi bật.

Screen Shot 2023-05-12 at 16.40.11.png

Một số nhà giao dịch ghét mô hình kinh doanh này vì nó khiến họ lo lắng. Chấp nhận rủi ro mà không mất tiền nghe giống như một nghịch lý. Nó thực sự không phải vậy. Nó chỉ có nghĩa là bạn chấp nhận rủi ro nhiều như bạn muốn khi bạn có lãi, nhưng lại cực kỳ chặt chẽ khi bạn không có lãi.

Tôi cho rằng đây là chiến lược tối ưu cho hầu hết các trader. Tăng rủi ro khi bạn có cơ sở P&L mạnh và giảm rủi ro khi bạn ở gần hoặc dưới 0. Điều này làm giảm đáng kể khả năng bị hủy hoại (risk of ruin).

Lời khuyên của tôi là: Khi bạn đang ở vị thế vốn mạnh với P&L lớn, hãy tăng rủi ro của bạn một cách có phương pháp và cố gắng vượt qua mức trần (giới hạn nào đó). Thời điểm để thực hiện điều này là khi thị trường cho cơ hội. Khi bạn thực hiện phương pháp này, điều quan trọng là bạn phải nhận thức rủi ro sụt giảm tài khoản, đặt ra một mức mà khi nó giảm về tại đó, bạn sẽ trở lại cách tiếp cận phòng thủ hơn. Điều này cung cấp cho bạn động lực để đẩy mạnh lợi nhuận khi bạn đang làm tốt nhưng cũng ngăn cản việc bạn tiêu hết số tiền đã kiếm được.



Điểm khẩu vị rủi ro: 8-9 — Khẩu vị rủi ro mạnh


Nhà giao dịch có điểm khẩu vị rủi ro là 8 hoặc 9 có nhiều lợi thế nhất nhưng cũng cần được giám sát nhiều hơn và có nhiều rủi ro sụt giảm tài khoản hơn so với nhà giao dịch có điểm thấp hơn.

Một nhà giao dịch có khẩu vị rủi ro cao cần có các quy tắc. Nếu bạn thuộc nhóm này, hãy phát triển các quy tắc cụ thể nhưng đơn giản để điều chỉnh mong muốn chấp nhận rủi ro của bạn.

Screen Shot 2023-05-12 at 16.39.37.png

Tất cả các giới hạn sau đây phải được xác định rõ ràng và được coi là không thể phá vỡ:
  • Mức giảm tối đa hàng ngày, hàng tháng và hàng năm. Đây có thể là một công thức dựa trên tổng vốn và P&L hiện tại. Tùy thuộc vào phong cách giao dịch, tính thanh khoản của sản phẩm được giao dịch và khoảng thời gian.
  • Các sản phẩm và chiến lược được phép. Xác định rõ các sản phẩm giao dịch sẽ giúp bạn giảm thiểu được rủi ro. Nhiều vụ cú cháy tài khoản mà tôi tận mắt chứng kiến là kết quả của các giao dịch mà đáng lẽ ra họ không nên bao giờ giao dịch sản phẩm đó.
  • Kích thước vị thế tối đa theo sản phẩm giao dịch.
  • Giá trị rủi ro (VAR) hoặc kiểm tra căng thẳng lợi nhuận – thua lỗ (stress-test P&L). Đây là những khuôn khổ cấp cao hơn được sử dụng tại các ngân hàng và quỹ phòng hộ, bạn có thể bỏ qua nó.
  • Giảm nhiệt. Đây là cách khiến bạn không bị thị trường cuốn đi hãy đặt ra cho mình mức X mà với mức sụt giảm đó bạn nên tạm nghỉ giao dịch vài ngày, hãy đặt ra cho mình mức Y mà với mức lợi nhuận đó bạn cũng sẽ nghỉ vài ngày.


Điểm khẩu vị rủi ro: 10 — Quá nhiều rủi ro


Nếu bạn cho mình điểm 10 về khẩu vị rủi ro, bạn cần phải cẩn thận. Bạn có thể thuộc nhóm tìm kiếm cảm giác mạnh, đổi lấy sự phấn khích hoặc cờ bạc. Giao dịch có thể rất giống với đánh bạc và nó cũng khiến bạn tiết ra lượng dopamine tương tự nếu bạn có tính cách nghiện ngập. Cùng với các quy tắc tôi đã liệt kê ở trên, các nhà giao dịch có điểm chấp nhận rủi ro là 10 cần phân tích trung thực động cơ giao dịch của họ và đủ tự nhận thức để biết liệu họ đang hành động giống chuyên gia tài chính hay người nghiện cờ bạc hơn.

Screen Shot 2023-05-12 at 16.38.21.png

Giao dịch có thể cực kỳ thú vị. Điều đó cũng tốt, nhưng nó cũng là một vấn đề. Nhưng đó cũng là một vấn đề! Sự thích thú phải luôn là một lợi ích phụ của giao dịch và không phải là mục tiêu chính. Mục tiêu đầu tiên luôn phải là lợi nhuận.

Để nâng cao sự cảnh giác, đây là những điểm cần lưu ý trong việc chẩn đoán một trader có thể bị chứng rối loạn cờ bạc hay không:
  • Cần giao dịch với số tiền tăng dần để đạt được sự hưng phấn mong muốn
  • Bồn chồn hoặc cáu kỉnh khi cố gắng cắt giảm hoặc ngừng giao dịch
  • Những nỗ lực không thành công lặp đi lặp lại trong việc cố gắng kiểm soát, cắt giảm hoặc ngừng giao dịch
  • Những suy nghĩ thường xuyên về giao dịch (chẳng hạn như hồi tưởng lại những kinh nghiệm giao dịch trong quá khứ, lên kế hoạch cho giao dịch tiếp theo, nghĩ cách kiếm tiền để giao dịch)
  • Thường giao dịch khi cảm thấy đau khổ
  • Sau khi giao dịch thua lỗ, thường cố gắng giao dịch để gỡ hoà
  • Nói dối để che giấu hoạt động giao dịch
  • Gây nguy hiểm hoặc mất đi một mối quan hệ, công việc hoặc cơ hội giáo dục/nghề nghiệp vì giao dịch
  • Dựa vào người khác để giúp giải quyết các vấn đề về tiền bạc do giao dịch gây ra
Nhiều nhà giao dịch sẽ nhận ra các kiểu suy nghĩ của riêng họ trong danh sách đó. Một nhà giao dịch tự chấm điểm 10 trên 10 về khẩu vị rủi ro có thể thấy mình có 5 hoặc 6 hành vi trong số đó. Hãy suy nghĩ về những tiêu chí cho chứng rối loạn cờ bạc và thành thật với bản thân về việc giao dịch ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào. Nó phải là một nghề thú vị, kích thích trí tuệ, không phải là cách để đạt được đỉnh cao của một tay cờ bạc.

Jesse Livermore được tôn vinh là một trader huyền thoại nhưng điều đáng ghi nhớ là ông ấy đã tự kết liễu đời mình sau khi phá sản lần thứ ba, sau cuộc ly hôn thứ hai. Ông vừa là huyền thoại vừa là một lời cảnh tỉnh cho trader.

Tóm lại, nếu bạn muốn đánh bạc, hãy đến một sòng bạc.



Chế độ mặc định của bạn phải luôn là không làm gì cả!


Không làm gì có thể là “vị thế quyền lực” nhất trong trading. Khi bạn không mở vị thế, bạn không có sự thiên vị, không bị ràng buộc bởi bất kỳ quan điểm nào trước đó. Bạn không bị neo vào bất kỳ mức giá hoặc cấp độ nào.

Tuy nhiên, mọi người thường cảm thấy tồi tệ khi không có vị thế quá lâu, bạn có thể nghĩ rằng bạn đang tốn chi phí cơ hội (vốn nằm im) hay lo ngại sếp nghĩ rằng bạn lười biếng. Bản chất con người đánh đồng việc không làm gì là lười biếng, và trong hầu hết các công việc, đó là một đánh giá khá chính xác! Tuy nhiên, trong giao dịch, điều ngược lại có thể đúng. Thông thường, các trader ít hành động lại là những con “sói” im lặng nằm chờ mồi trong đám cỏ.

Tôi tạm dừng những chia sẻ về quản lý rủi ro của tuần này ở đây, hẹn gặp lại trong các số tiếp theo!

Cảm ơn bạn đã đọc,
Brent Donnelly,

Nguồn: 50in50
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • haruking trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 31,428 Xem / 112 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 400 Xem / 12 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 489 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Bitcoin - Altcoins - Cryptocurrency 68,879 Xem / 107 Trả lời
  • Tín Phong trong Phân tích Chứng khoán Việt Nam 85,329 Xem / 279 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 160 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 236 Xem / 15 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 106 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên