[Quan điểm] Đảo ngược đường cong lợi suất và lạm phát: Nó đang ngầm phát đi những tín hiệu tích cực

[Quan điểm] Đảo ngược đường cong lợi suất và lạm phát: Nó đang ngầm phát đi những tín hiệu tích cực

[Quan điểm] Đảo ngược đường cong lợi suất và lạm phát: Nó đang ngầm phát đi những tín hiệu tích cực

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,148
29,846
Đây là bài bình luận của Allan Sloan trên Barron’s, ông là một nhà báo kinh doanh độc lập và đã bảy lần đoạt giải Loeb, giải thưởng cao quý nhất của báo chí kinh doanh.

-----​

Trong bài viết này chúng ta sẽ xem xét hai chỉ số kinh tế quan trọng theo những cách khác thường. Những gì hai chỉ số này đang nói với chúng ta có thể làm bạn ngạc nhiên.

Chỉ số đầu tiên là đường cong lợi suất đảo ngược , cho thấy rằng kể từ tháng 11, trái phiếu kho bạc ba tháng đã mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với trái phiếu kho bạc 10 năm. Kinh tế học thông thường cho rằng sự đảo ngược này có nghĩa là một cuộc suy thoái sẽ sớm xảy ra.

Chỉ số thứ hai là tỷ lệ lạm phát gồm cả chỉ số giá tiêu dùng cá nhân CPI và chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân PCE - dữ liệu được FED xem trọng. Và mặc dù các con số được công bố gần đây đã có sự chậm lại đáng kể, nhưng nó vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của FED.

Tuy nhiên, nếu bạn nhìn vào các con số của đường cong lợi suất đảo ngược và lạm phát theo những cách khác thường nhưng hợp lý, bạn có thể đưa ra kết luận rằng mọi thứ tốt hơn so với nhiều người nghĩ.



Sự phức tạp của việc đảo ngược đường cong lợi suất lần này - một cuộc suy thoái có thể không đến!


Hãy bắt đầu với đường cong lợi suất đảo ngược như một công cụ dự đoán suy thoái kinh tế. Luận án năm 1986 của Campbell Harvey tại Đại học Chicago, xuất bản năm 1988, khiến ông trở thành người tiên phong trong việc liên kết các đường cong lợi suất đảo ngược với suy thoái kinh tế.

Harvey giải thích cho tôi rằng đằng sau logic của mô hình lợi suất đảo ngược đó là vì thị trường tài chính bi quan về tương lai. Các cuộc suy thoái diễn ra từ sáu đến 18 tháng sau khi đường cong bị đảo ngược và kéo dài trong ít nhất một quý.

Screen Shot 2023-04-14 at 11.59.38.png
Mức độ đảo ngược của các đường cong lợi suất trái phiếu Mỹ - GoldmanSachs

Harvey, hiện là giáo sư tài chính tại Trường Kinh doanh Fuqua của Đại học Duke, cho biết ông đã phát hiện ra mối quan hệ nghịch đảo giữa lợi suất và suy thoái vào mùa hè năm 1982 khi còn là thực tập sinh tại Falconbridge, một công ty đồng lớn của Canada. “Tôi được giao nhiệm vụ phát triển một công cụ dự đoán GDP thực tế [đã điều chỉnh theo lạm phát],” ông nói.

Ông bắt đầu xem xét các con số có liên quan – và mối quan hệ nghịch đảo của đường cong lợi suất và suy thoái hiện ra.

Harvey cho biết, trong khi 8 lần đường cong lợi suất đảo ngược xảy ra trước các cuộc suy thoái, thì điều đó có thể không xảy ra lần này. Tại sao? “Đó là sự đảo ngược có chủ ý của đường cong lợi suất của Fed,” ông giải thích.

Nói cách khác, sự đảo ngược lợi suất ở hiện tại không phải bởi nhà đầu tư gây ra.



Không giống như các lần đảo ngược đường cong lợi suất trước đây, vốn được thúc đẩy bởi hoạt động bình thường của thị trường tài chính, lần này lãi suất trái phiếu kho bạc ngắn hạn đã bị Fed làm lệch cao hơn. Ngân hàng trung ương đã giữ lãi suất ngắn hạn ở mức cao—có chủ ý—bằng cách vay hàng nghìn tỷ đô la từ các quỹ tương hỗ trên thị trường tiền tệ (2,60 nghìn tỷ đô la theo thống kê gần đây nhất của Fed) và các ngân hàng (3,38 nghìn tỷ đô la) bằng cách trả lãi suất hiện tại là 4,8% cho các quỹ tiền tệ và 4,9% cho ngân hàng.

Fed đang cố gắng giữ cho hàng nghìn tỷ đô la “đói lãi suất” đó không tràn ngập thị trường tài chính và buộc phải hạ lãi suất. Nếu điều đó xảy ra, nó sẽ làm suy yếu chương trình tăng lãi suất ngắn hạn của Fed (vốn có nhiều quyền kiểm soát hơn so với lãi suất dài hạn) để giảm lạm phát.

Lần đầu tiên tôi biết về các khoản vay khổng lồ, lãi suất cao này của Fed là vào tháng trước từ Stephen Church của Piscataqua Research, trong khi nghiên cứu một bài báo của Barron về việc việc tăng lãi suất của Fed đã làm “bốc hơi” thu nhập của 12 ngân hàng khu vực của Fed như thế nào.

Những khoản thu nhập bị bốc hơi đó, đã tiêu tốn của Bộ Tài chính hàng tỷ đô la mà lẽ ra nó sẽ có được trong những trường hợp bình thường, phần lớn là do sự khác biệt giữa chi phí mà Fed phải trả để vay tiền và số tiền mà Fed kiếm được từ danh mục đầu tư chứng khoán của mình.

Một tác động khác:
Lãi suất ngắn hạn cao mà Fed đang trả, kết hợp với nỗi sợ hãi đến từ sự sụp đổ của các ngân hàng thời gian qua, điển hình là SVB đã là một trong những lý do khiến người gửi tiền tháo chạy khỏi các ngân hàng vừa và nhỏ để chuyển tiền mặt của họ vào các khoản tiền có lãi suất cao - quỹ thị trường và các ngân hàng lớn hơn (với suy nghĩ rằng chúng sẽ khó phá sản hơn).

Tôi chắc chắn rằng đó không phải là điều mà Fed dự định, cũng như họ không có ý định để các ngân hàng dự trữ của mình gánh chịu những khoản lỗ hoạt động lớn do đường cong lợi suất đảo ngược. Nhưng mặc dù Fed có thể không có ý định đó, nó vẫn là một phần kết quả.

Mới gần đây vào tháng Giêng, Harvey đã nói rằng ông không nghĩ rằng đường cong lợi suất đảo ngược này đang dự đoán một cuộc suy thoái. Giờ đây, Harvey nói, việc Fed tiếp tục tăng lãi suất - điều mà ông đã phản đối từ tháng Giêng - đã gây thiệt hại đủ lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực tài chính, làm tăng đáng kể khả năng xảy ra suy thoái.



Tiếp theo, hãy nói đến lạm phát - Mục tiêu 2% của FED đã rất gần


CPI tháng 3 đã tăng 5,0% hàng năm, trong khi PCE của tháng 2 cũng tăng 5%, cao hơn nhiều so với mức mục tiêu của FED.

Screen Shot 2023-04-14 at 11.55.31.png
Screen Shot 2023-04-14 at 11.56.50.png
Các chỉ số CPI và PCE của Mỹ - TradingEconomics

Nhưng Harvey gợi ý rằng thay vì sử dụng khoảng thời gian kéo dài 12 tháng để đo lường lạm phát, chúng tôi lấy số liệu kể từ mùa hè, khi các đợt tăng lãi suất của Fed bắt đầu gây ảnh hưởng vào nền kinh tế và tính toán ra mức tăng hàng năm. Và con số lạm phát được tính theo cách này đã thấp hơn đáng kể.

Cụ thể, PCE đã tăng 2,2% trong 8 tháng từ tháng 7 đến tháng 2, đạt mức 3,3% hàng năm. Con số đó gần với mục tiêu 2% của Fed hơn rất nhiều so với con số 5,0% kể trên.

Với CPI, nó đã tăng 2,4% trong chín tháng kết thúc vào tháng 3, tương đương với 3,2% hàng năm — cũng là thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 5%.

Hãy nhìn xem, tôi không nói rằng Fed đã kiểm soát được lạm phát và nên ngừng tăng lãi suất. Và tôi cũng không thừa nhận mình là một chuyên gia kinh tế.

Điều tôi đang nói là tôi thấy việc xem xét đường cong lợi suất và các con số lạm phát theo một cách khác thường (không tính trên cơ sở 12 tháng mà tính từ thời điểm các đợt tăng lãi suất bắt đầu ngấm vào nền kinh tế) là hữu ích và thú vị hơn!

Tôi hy vọng rằng bạn đồng ý.

Tham khảo: Barron’s
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 809 Xem / 32 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 152 Xem / 1 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 267 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 493 Xem / 24 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 217 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên