Học trading cùng trader chuyên nghiệp Brent Donnelly – Bài học số 31: Tính tương quan và lợi thế của trader trong giao dịch

Học trading cùng trader chuyên nghiệp Brent Donnelly – Bài học số 31: Tính tương quan và lợi thế của trader trong giao dịch

Học trading cùng trader chuyên nghiệp Brent Donnelly – Bài học số 31: Tính tương quan và lợi thế của trader trong giao dịch

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,131
29,796
Bài học số 31: Tính tương quan giữa các thị trường và lợi thế của trader trong giao dịch

-----​

Câu hỏi hàng đầu mà tôi nhận được từ các nhà giao dịch mới là: “Ông lấy ý tưởng giao dịch của mình từ đâu?” và nó không phải là một câu hỏi đơn giản để trả lời. Trước hết, tôi muốn nói rằng nếu bạn nỗ lực để trở thành một chuyên gia trong thị trường cụ thể của mình, bạn sẽ ngày càng thấy nhiều ý tưởng giao dịch tốt đến với mình. Chúng xuất hiện tự động khi ban tiến hành nghiên cứu nghiêm túc.

Những nhà giao dịch giỏi nhất không 'lùng sục tìm ý tưởng giao dịch' - họ chú ý đến luồng thông tin liên tục trên màn hình của họ và chỉ hành động khi có điều gì đó có vẻ sai lệch. Trading là một trò chơi tập trung dựa trên sức bền. Nói cách khác, giao dịch chủ yếu là một quá trình thụ động. Nó thực chất không phải là việc mua hay bán (đó chỉ là hành động cuối cùng) mà là việc người chơi cần kiên nhẫn trong khi tích cực tiêu hoá các thông tin, chứ không phải tích cực tìm kiếm các giao dịch.

Những người mới vào nghề thường rất tham vọng, và đối với các nhà giao dịch đầy tham vọng, câu hỏi đặt ra là: bạn có thực sự đam mê thị trường không? Bạn có thực sự muốn dành cả tuần để chú ý đến thị trường và các mối tương quan, hàng hóa và chính sách tiền tệ không? Nếu có, thật tuyệt vời. Nếu không, thì bạn có thể đang tự đánh lừa mình về lý do tại sao bạn thực sự làm điều này.

Tôi không có ý làm bạn nản lòng, tôi chỉ đang muốn bạn đánh giá lại bản thân một cách thực tế để không lãng phí tiền bạc hoặc dành thời gian cho những thứ không thực sự khiến bạn hài lòng.

Bạn càng hiểu thị trường của mình, cấu trúc vi mô của nó, các yếu tố, câu chuyện thúc đẩy, và các thị trường tương quan xoay quanh nó… Bạn càng thường xuyên thấy một loạt thông tin và hoạt động thị trường kết hợp với nhau thành một bức tranh rõ ràng.

Một trong những cách phức tạp nhưng hữu ích nhất để tạo ra các ý tưởng giao dịch là nghiên cứu giá cả và đầu vào của thị trường cũng như các biến số kinh tế tương quan với thị trường của bạn và tìm ra các tín hiệu giúp bạn dự đoán hướng đi trong tương lai. Như với mọi thứ trên thị trường, giao dịch tương quan có tính xác suất. Bạn không nói "Vàng cao hơn, vì vậy cổ phiếu khai thác vàng chắc chắn sẽ tăng!" Bạn nghĩ: “Sự phục hồi của vàng cho thấy tỷ lệ risk/reward (rủi ro/phần thưởng) ngắn hạn đối với các cổ phiếu khai thác vàng là tích cực.”



Nơi để bạn tìm kiếm mối tương quan (correlations)


Có rất nhiều cách để sử dụng mối tương quan để tạo lợi thế giao dịch cho bạn. Thế giới đã phát triển đáng kể kể từ khi tôi bắt đầu giao dịch và có ít lợi thế hơn trong giao dịch tương quan so với trước đây. Tuy nhiên, nó vẫn là một công cụ tuyệt vời.

Dưới đây là một số ví dụ về mối tương quan có thể giúp bạn giao dịch và dự đoán thị trường.

Sản phẩm giao dịch đơn lẻ và chỉ số


Khi tôi giao dịch trong ngày (day trading) vào cuối những năm 1990, phần lớn lợi thế của tôi đến từ việc lắng nghe chỉ số S&P và đi trước các động thái của các mã chứng khoán đơn lẻ nhờ hiểu biết theo thời gian thực tốt hơn về hướng đi của chúng.

Đây là một trong những ví dụ đơn giản nhất về mối tương quan: Chỉ số chứng khoán so với các cổ phiếu riêng lẻ. Đương nhiên, các mối tương quan này hiện nay được phân bổ bằng các thuật toán, đặc biệt là khi cổ phiếu riêng lẻ đó lại nằm trong chỉ số. Tuy nhiên, bạn có thể xem mối quan hệ giữa các cổ phiếu riêng lẻ đó và chỉ số chung để trích xuất thông tin và dự đoán hiệu suất của chúng một cách tương đối.

Kẻ dẫn dắt ngành


Khi Nike đưa ra thông báo thu nhập âm, thị trường sẽ cho rằng đây là tin xấu đối với toàn bộ ngành may mặc thể thao. Do đó, khi Nike giảm giá, các cổ phiếu như Lululemon (LULU) và Under Armour (UAA) có thể cũng sẽ giảm theo. Ví dụ: bạn có thể nhận thấy rằng LULU phản ứng gần như ngay lập tức với tin xấu từ NKE nhưng một cổ phiếu như Dick’s Sporting Goods (DKS) có thể phản ứng với độ trễ ngắn.

Chúng ta có thể nhìn biểu đồ bên dưới để hiểu về ví dụ này

Screen Shot 2023-06-02 at 14.33.30.png
Biểu đồ 5 phút xung quanh báo cáo thu nhập của Nike - Nike (đen), Lululemon (lam) và Under Armour (cam)

Nếu bạn hiểu về ngành đó và biết rõ cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ, bạn có thể nhảy vào thị trường nếu đủ nhanh nhạy. Khi tôi giao dịch trong ngày vào cuối những năm 1990, đây là một nguồn lợi nhuận chính của mình, bây giờ tôi vẫn dùng chiến lược này.

Bạn cũng có thể giao dịch kiểu này trên các thị trường khác, ví dụ:
  • Nếu có tin tốt về thị trường trái phiếu Anh, Trái phiếu Mỹ thường sẽ tăng
  • Nếu Ngân hàng Trung ương Canada tăng lãi suất bất ngờ, AUDUSD thường sẽ tăng khi thị trường nhận thấy chính sách tiền tệ của Canada và Aussie có sự tương quan


Hàng hóa, lợi suất và thị trường tiền tệ


Tôi nhớ mình đã ngồi trên sàn giao dịch tại Lehman Brothers vào năm 2005/2006 và hơn một nửa số nhà giao dịch ngoại hối thậm chí không có nguồn cấp dữ liệu trực tiếp về vàng, đồng hoặc dầu. Đồng nghiệp của tôi sẽ hỏi tôi "Dầu đang chạy thế nào?" hoặc “Vàng đang ở đâu?” Điều đó thật lố bịch phải không, làm sao bạn có thể giao dịch khi bạn không biết giá của nó đang ở đâu?

Tất cả điều này đã thay đổi vào năm 2007/2008. Mối tương quan giữa ngoại hối và các loại tài sản khác đã tăng lên 1,0 và các nhà giao dịch ngoại hối đột nhiên hiểu tầm quan trọng của việc theo dõi các thị trường khác. Giờ đây, có rất nhiều thuật toán giao dịch tương quan FX trong thời gian thực. Có một nhóm các quỹ phòng hộ phân tích giá trị hợp lý của các loại tiền tệ bằng cách sử dụng các mô hình phân tích định lượng chéo giữa các thị trường, chúng rất phức tạp. Có những công ty khởi nghiệp fintech sẽ cho bạn biết điều gì đang thúc đẩy tiền tệ ngay bây giờ theo quan hệ nhân quả Granger đa biến hoặc hồi quy AI hoặc mô hình máy học của họ. Tuy nhiên, ngay cả khi có nhiều cạnh tranh hơn, mối tương quan giữa các thị trường vẫn là một nguồn tin và lợi thế rất tuyệt vời cho các nhà giao dịch tiền tệ thủ công.

Các mối quan hệ như lợi tức 10 năm của Hoa Kỳ so với USDJPY đã hoạt động tốt trong năm 2006 và hiện vẫn hoạt động tốt. Như bạn có thể thấy bên dưới:

Screen Shot 2023-06-02 at 14.33.42.png
USDJPY (màu đen) so với lợi suất 10 năm của Hoa Kỳ (màu xanh)

Lưu ý rằng lợi suất di chuyển trước USDJPY hầu hết thời gian, tạo cơ hội có thể giao dịch bằng USDJPY.

Biến thị trường so với dữ liệu kinh tế


Nhiều dữ liệu kinh tế có mối tương quan cao với các biến số thị trường. Ví dụ, niềm tin của người tiêu dùng ở Hoa Kỳ có mối tương quan cao với giá xăng dầu. Gần đây, người ta có thể nghi ngờ rằng niềm tin kinh doanh của Đức có liên quan đến giá năng lượng của châu Âu.

Nếu bạn không có thông tin nào khác và nhìn vào biểu đồ tiếp theo này, bạn có thể phán đoán một cách hợp lý rằng số liệu PMI tiếp theo của Đức (được công bố vào ngày 24 tháng 10), có khả năng cao hơn chứ không thấp hơn tháng trước. Giá xăng giảm mạnh sẽ khôi phục lại một số niềm tin kinh doanh châu Âu.

Screen Shot 2023-06-02 at 14.34.02.png
PMI của Đức (màu đen) so với Giá khí đốt tự nhiên của Hà Lan (trục y bên trái, đảo ngược)

Các câu hỏi cần đặt ra khi xem xét các mối tương quan


Như tiêu đề của phần mục này, các mối tương quan không ổn định và chúng không cố định. Những gì hoạt động trong quá khứ không nhất thiết sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai.

Bất cứ khi nào bạn thấy hoặc đọc về mối tương quan trên thị trường tài chính, bạn cần tự hỏi:
  • Mối tương quan có ý nghĩa kinh tế lượng/logic nào không? Đây là câu hỏi quan trọng nhất trong tất cả. Nếu mối quan hệ không có logic cơ bản, hãy quên nó đi hoặc tìm kiếm một lời giải thích hợp lý. Mặt khác, nó có khả năng là một mối tương quan giả. Mối tương quan giả là khi mọi người suy ra mối quan hệ nhân quả giữa hai biến mà không có mối liên hệ logic thực tế nào giữa chúng.
  • Tương quan đó có tiếp tục trong tương lai không? Các mối tương quan vốn đã không ổn định. Bạn cần đưa ra đánh giá hợp lý về việc liệu một mối tương quan nhất định có tiếp tục trong tương lai hay không. Điều này chủ yếu đến từ kinh nghiệm. Các mối tương quan như lãi suất so với tiền tệ đã tồn tại khá lâu và sẽ có xu hướng đáng tin cậy trong hầu hết thời gian trong khi mối tương quan giữa khí đốt tự nhiên và CAD đôi khi có thể hoạt động và đôi khi là không.
  • Có những giai đoạn giá cả tăng và giảm trong mẫu không? Có nhiều khả năng một mối tương quan là giả mạo nếu nó chỉ đơn giản là hai mức giá đi thẳng lên hoặc đi xuống. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy một loạt các biểu đồ giá đã tăng đều đặn trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó phủ chúng lên nhau để tìm kiếm các liên hệ. Nếu giá tăng và giảm cùng nhau, thì có nhiều khả năng là bạn không chỉ đơn giản tìm thấy hai xu hướng xảy ra đồng thời một cách tình cờ.
  • Biến thứ ba nào có thể ảnh hưởng đến chuyển động trong hai biến của bạn? Bạn sẽ nghe đi nghe lại rằng mối tương quan không ngụ ý quan hệ nhân quả. Điều đó đúng – nhưng nó chắc chắn cung cấp manh mối! Ví dụ, đồng đô la Canada và lãi suất của Canada đều được thúc đẩy bởi kỳ vọng về tăng trưởng của Canada (biến số thứ ba) và do đó, có nghĩa là lợi suất trái phiếu Canada và đồng CAD sẽ di chuyển cùng nhau.


Khi tương quan đảo lộn


Ở trên tôi có đưa ra một câu hỏi là: “Mối tương quan có khả năng tiếp tục trong tương lai không?”

Đó là một câu hỏi quan trọng!

Năm 2022 đã tạo ra một số điểm phá vỡ tương quan đáng kinh ngạc. Ví dụ, mối quan hệ giữa lãi suất và giá trị của đồng bảng Anh bị đảo lộn.

Screen Shot 2023-06-02 at 14.34.17.png
GBPUSD (màu xanh) so với lợi suất 10 năm của Vương quốc Anh (màu đen)

Thông thường, khi lãi suất của Vương quốc Anh tăng lên, điều đó phản ánh tin tốt về nền kinh tế Vương quốc Anh cũng như tốc độ tăng trưởng và lạm phát mạnh mẽ hơn. Nhưng vào 2022, khi lãi suất ở Anh tăng lên, nó phản ánh nỗi sợ hãi về chính sách tài chính điên rồ ở Anh và khả năng dòng vốn chảy vào Anh đột ngột dừng lại. Sự thay đổi tương quan này là một sự kiện tiêu cực quan trọng trên thị trường vốn toàn cầu.

Mối quan hệ giữa giá năng lượng và nhiều loại tiền tệ cũng đã bị đảo lộn hoàn toàn. Đây là dầu thô và EURUSD:

Screen Shot 2023-06-02 at 14.34.28.png
Dầu thô NYMEX (đen) so với EURUSD (tím)

Từ năm 2000 đến năm 2020, giá dầu lên xuống thường phản ánh sự lên xuống của nhu cầu toàn cầu. Đồng đô la Mỹ có xu hướng tăng giá khi nhu cầu toàn cầu yếu vì đây là nơi trú ẩn an toàn trong suy thoái kinh tế toàn cầu. Đồng đô la từng bị bán tháo khi giá dầu tăng vì những hệ lụy đối với tăng trưởng toàn cầu, và cũng vì Mỹ là nước nhập khẩu ròng dầu thô.

Dầu cao hơn có nghĩa là USD thấp hơn trong hầu hết 20 năm qua. Nhưng đây là cách cán cân xuất nhập khẩu dầu của Hoa Kỳ diễn biến theo thời gian.

Screen Shot 2023-06-02 at 14.34.49.png

Mỹ từng là nước nhập khẩu ròng dầu thô; bây giờ họ là một nhà xuất khẩu ròng. Trong khi đó, với cuộc chiến ở Ukraine, EU đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một nguồn năng lượng đáng tin cậy. Thay vì mua năng lượng giá rẻ từ Nga, sử dụng đồng euro, Đức cần USD để mua năng lượng đắt đỏ từ các quốc gia khác như Qatar, hay Canada. Đây là Cán cân thương mại của Đức:

Screen Shot 2023-06-02 at 14.35.09.png
Cán cân Thương mại Đức, 1971 đến nay

Nhưng nó không hoàn toàn đơn giản

Dựa trên cuộc thảo luận ở trên, người ta có thể kỳ vọng rằng các nhà xuất khẩu dầu mỏ như Canada và Na Uy sẽ thấy đồng tiền của họ tăng giá cao hơn theo cách mà USD đang bùng nổ. Nhưng không phải vậy. Câu chuyện tương quan luôn siêu phức tạp và phụ thuộc vào nhiều chi tiết.

Chi tiết quan trọng nhất thường là bản chất cụ thể và hướng của các dòng tiền. Nếu Canada bán dầu thô với giá cao hơn, nhưng tất cả doanh thu đó sẽ thuộc về các cổ đông nước ngoài… Và các công ty năng lượng của Canada không đầu tư vào các dự án mới… Lợi ích cho CAD sẽ là rất ít. Đó chính xác là trường hợp hiện tại.

Những thay đổi đáng kinh ngạc trong dòng năng lượng trên khắp thế giới đã dẫn đến một số thay đổi lớn trong thị trường tiền tệ và các mối tương quan thị trường khác. USD từng có mối liên hệ chặt chẽ với giá dầu. Giá dầu cao hơn có nghĩa là đồng USD yếu hơn trong phần lớn thời gian từ năm 2000 đến năm 2020.

Nhưng dầu đá phiến của Mỹ đã khiến họ trở nên độc lập hơn về năng lượng và cuộc chiến ở Ukraine đã phá hủy mô hình kinh doanh sản xuất của châu Âu. Họ dựa vào khí đốt giá rẻ của Nga và khi khí đốt bị cắt, các điều khoản thương mại của họ đã sụp đổ. Như vậy, mối quan hệ giữa đồng đô la, đồng euro và giá năng lượng đã thay đổi. Kiểu thay đổi tương quan này xảy ra thường xuyên, mặc dù chủ yếu ở quy mô nhỏ hơn nhiều so với sự thay đổi lớn về tương quan năng lượng trong 12-18 tháng qua.



Phần kết luận


Các mối tương quan không cố định và chúng không ổn định. Nó xuất hiện rồi biến mất, thậm chí đôi khi còn bị đảo lộn hoàn toàn. Hiểu rõ về vĩ mô sẽ giúp bạn vượt lên trên các mối tương quan và giúp bạn dự đoán các thay đổi theo thời gian. Hiểu rõ về mối tương quan sẽ giúp bạn tìm ra những ý tưởng giao dịch tốt.

Các mối tương quan trong giao dịch thực sự là một thách thức với trader, nhưng theo thời gian, nó giúp bạn hiểu sâu hơn nhiều về thị trường của mình và thị trường vốn toàn cầu nói chung.

Có những lý do kinh tế vĩ mô cho mối quan hệ giữa các thị trường và có những lý do vi mô cho những mối quan hệ này. Nền kinh tế toàn cầu là một hệ thống phức tạp của các kết nối gần như vô tận. Khi một giá tài sản di chuyển, yếu tố kích hoạt di chuyển cũng có thể liên quan đến các tài sản khác. Tương tự như lý thuyết hỗn loạn nơi một con bướm đập cánh ở Amazon và kích hoạt gió mùa ở Thái Lan, mọi hành động trong nền kinh tế toàn cầu đều có thể gây ra các hành động và phản ứng phức tạp khác.

Bạn càng xem, hiểu và giao dịch tương quan, bạn sẽ càng hiểu rõ hơn về các hệ thống cực kỳ phức tạp, liên quan đến nhau và luôn thay đổi tạo nên nền kinh tế toàn cầu và thị trường vốn.

Tôi dừng chủ đề của tuần này ở đây, cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài!

Brent Donnelly,

Nguồn: 50in50
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên