FED đối mặt với khoản thua lỗ khổng lồ 100 tỷ USD từ các động thái thắt chặt, khoản tiền đó đã đi về đâu?

FED đối mặt với khoản thua lỗ khổng lồ 100 tỷ USD từ các động thái thắt chặt, khoản tiền đó đã đi về đâu?

FED đối mặt với khoản thua lỗ khổng lồ 100 tỷ USD từ các động thái thắt chặt, khoản tiền đó đã đi về đâu?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,148
29,844
Tính đến hiện tại, sau 18 tháng tích cực thắt chặt chính sách tiền tệ, FED cuối cùng có thể sắp kết thúc chu kỳ đó, và đây là thời điểm tốt để xem xét một số lợi ích lớn nhất được tạo ra bởi các động thái tăng lãi suất.

Những người chiến thắng là những người sở hữu các quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ, những người có thu nhập hiện tại đang tăng hơn 30.000% — hoặc gấp 300 lần — so với mức hồi tháng 2 năm 2022, một tháng trước khi Fed bắt đầu tăng lãi suất ngắn hạn để chống lạm phát.

Những người thua cuộc bất ngờ lại là 12 ngân hàng khu vực của Cục Dự trữ Liên bang, đã chuyển từ báo lợi nhuận lớn sang báo lỗ lớn vì lãi suất tăng. Chúng ta đã đề cập đến chủ đề này vài tháng trước, nhưng con số lần này có thể khiến thị trường “tròn mắt” khi tổng thiệt hại có thể đạt đến mức 100 tỷ USD.

Thật nực cười phải không? Đây là Fed, cơ quan đang cố gắng giảm lạm phát và làm chậm lại nền kinh tế nhưng tránh một cú hạ cánh cứng, tăng lãi suất liên tục trong 18 tháng. Kết quả là, tất cả các cá nhân và tổ chức đầu tư vào quỹ thị trường tiền tệ đều thấy thu nhập của họ tăng vọt. Nhưng bản thân Fed đã mất rất nhiều tiền.

Trước khi Fed bắt đầu tăng lãi suất, các ngân hàng khu vực kiếm được rất nhiều lợi nhuận. Họ đã gửi 107,4 tỷ đô la lợi nhuận cho Kho bạc vào năm 2021. Nhưng vì những lý do mà tôi sẽ giải thích sau, việc tăng lãi suất của Fed đã làm bốc hơi lợi nhuận của các ngân hàng của FED và số tiền họ chuyển về Kho bạc Mỹ trong năm nay gần như đã bốc hơi.

Hãy làm một vài phép tính toán.

Peter Crane của Crane Data nói với tôi rằng tính đến tháng 2 năm 2022, lãi suất trung bình mà những người nắm giữ quỹ thị trường tiền tệ kiếm được là 0,02%. Tổng tài sản của quỹ đạt 5,009 nghìn tỷ USD, khiến lãi suất của họ mang lại khoảng 1 tỷ USD mỗi năm.

Screen Shot 2023-09-06 at 14.31.17.png
Lợi suất của các quỹ thị trường tiền tệ đã tăng cao lên trên mức 5%



Nhưng tính đến ngày 31 tháng 7 năm nay, Crane nói với tôi, lãi suất của quỹ là 5,08% và tài sản của họ lên tới 5,903 nghìn tỷ USD. Theo tính toán của Crane, lợi suất của quỹ đang ở mức 299,9 tỷ USD một năm.

Crane cho biết tính đến ngày 18 tháng 8, lợi suất trung bình của quỹ đã lên tới 5,15%. Nếu chúng ta giả định rằng tài sản không đổi, đây là một giả định rất thận trọng, thì các quỹ sẽ mang lại hơn 300 tỷ USD mỗi năm cho chủ sở hữu của chúng.

Tuy nhiên, Crane cảnh báo rằng số tiền hơn 300 tỷ USD là lãi suất “hàng năm” - bạn hãy xem xét tình hình hiện tại và ngoại suy nó cho cả năm. Đó không phải là số tiền mà các chủ sở hữu quỹ thực sự đã thu được.

Thu nhập của những người nắm giữ quỹ tiền tệ đang tăng lên do quỹ mua chứng khoán ngắn hạn và trong 18 tháng qua, Fed đã tăng lãi suất quỹ liên bang ngắn hạn lên 5,25% -5,50% từ mức cơ bản là 0. Thu nhập của người nắm giữ quỹ tiền tệ đã tăng lên cùng với việc tăng lãi suất của Fed.

“Năm phần trăm là con số kỳ diệu. Nó có ý nghĩa tâm lý và tiền bắt đầu đổ vào các quỹ tiền tệ ở mức 5%. Đó là những gì đã xảy ra vào cuối những năm 90 và đầu những năm 2000, và đó cũng là những gì đang xảy ra hiện nay.” Crane nói.

Nhưng trong khi các nhà đầu tư quỹ tiền tệ đang kiếm được nhiều hơn 30.000% so với trước khi Fed bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 3 năm ngoái, thì bản thân Fed - trớ trêu thay - lại đang thua lỗ vì lãi suất tăng.






12 ngân hàng khu vực của Fed, vốn từng kiếm được rất nhiều tiền, hiện đang phải chịu mức thâm hụt lớn. Đó là bởi vì họ đang phải trả lãi suất hơn 5% cho hàng nghìn tỷ đô la mà họ đã vay từ các quỹ thị trường tiền tệ và các tổ chức tài chính khác, trong khi danh mục đầu tư của họ vẫn chứa đầy các chứng khoán kho bạc và thế chấp lãi suất thấp mà họ đã mua trong những ngày khủng hoảng tài chính, với lãi suất gần nhưng bằng 0.

Các ngân hàng Fed không có khả năng phá sản, và họ đã đi vay với chi phí cao để giữ cho quỹ tiền và tài sản ngân hàng không tràn ngập hệ thống tài chính và buộc lãi suất phải giảm. Nếu điều đó xảy ra, nó sẽ làm suy yếu chiến lược chống lạm phát của Fed.

Tính đến ngày 30 tháng 6, cái mà Fed gọi là “tài sản trả chậm” – nhưng tôi gọi đó là “lỗ” - có tổng trị giá 74,7 tỷ USD, theo báo cáo tài chính nửa năm gần đây của Fed.

Stephen Church của Piscataqua Research ở Portsmouth, người đầu tiên thông báo cho tôi về tình trạng thua lỗ của các ngân hàng Fed, cho biết các khoản lỗ đang ở mức khoảng 2 tỷ USD mỗi tuần, tổng cộng là 77,1 tỷ USD trong năm tính đến cuối tháng 8, và khoản lỗ kéo dài là 94,5 tỷ USD. Ông dự kiến khoản lỗ sẽ lên tới 100 tỷ USD vào tháng 9, một con số lớn và đáng chú ý.

Tổng lợi nhuận mà các ngân hàng Fed chuyển tới Kho bạc tính đến ngày 30 tháng 6 chỉ là 102 triệu USD, giảm hơn 98% so với mức 62,8 tỷ USD được chuyển đến ngày 30 tháng 6 năm ngoái, trước khi việc tăng lãi suất bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường tài chính và lời nhuận của các ngân hàng trực thuộc FED.

Theo các quy tắc mà họ vận hành, các ngân hàng khu vực của Fed phải kiếm đủ lợi nhuận để tự thoát khỏi lỗ hổng “tài sản trả chậm” trước khi có thể bắt đầu gửi lại số tiền quan trọng cho Kho bạc.

FED 02.png



Khoản thua lỗ của các ngân hàng Fed không làm tăng thâm hụt ngân sách liên bang. Nhưng khoản lợi nhuận lớn hiện đã biến mất mà họ từng gửi cho Kho bạc đã giúp giảm mức thâm hụt, lên tới 1,6 nghìn tỷ USD cho đến nay trong năm tài chính này. Đó có thể là một vấn đề vào thời điểm người nộp thuế đang lo lắng về nợ chính phủ ngày càng tăng. Và các chính trị gia có thể coi những tổn thất này là lý do để thêm vào những lời chỉ trích của họ đối với FED, vốn đã khá ồn ào.

Nói cách khác, lợi nhuận của các nhà đầu tư vào quỹ tiền tệ ở một mức độ nào đó là tổn thất của Fed - và của Bộ Tài chính cũng như của người nộp thuế Hoa Kỳ.

Không một ai biết được tương lai đối với các nhà đầu tư quỹ tiền tệ. Nhưng hiện tại, họ đang thu được lợi nhuận đáng kể từ việc tăng lãi suất của Fed. Và có khả năng sẽ tiếp tục là người chiến thắng lớn, ít nhất là trong ngắn hạn.

Tham khảo: MarrketWatch
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 525 Xem / 26 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 341 Xem / 18 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 164 Xem / 1 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 237,584 Xem / 1,066 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên