Trader hơn 10 năm kinh nghiệm tiết lộ cách để HỒI PHỤC sau những khoản lỗ "trời giáng"

Trader hơn 10 năm kinh nghiệm tiết lộ cách để HỒI PHỤC sau những khoản lỗ "trời giáng"

Trader hơn 10 năm kinh nghiệm tiết lộ cách để HỒI PHỤC sau những khoản lỗ "trời giáng"

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,296
32,447
Xin chào cả nhà!

Sau đây là bài đăng của một trader toàn thời gian có tài khoản Twitter tên là "TW - The Wealthy Trader". Anh là trader có hơn chục năm giao dịch trên thị trường chứng khoán, chủ yếu là giao dịch các chỉ số chứng khoán Mỹ.

***​

Sau hơn 10 năm giao dịch, tôi đã trải qua những khoản lỗ lên tới $1.000.

Và đây là cách để bạn có thể phục hồi sau khi bị thua lỗ và cháy tài khoản.

Một sai sót trong kỷ luật, hoặc chỉ đơn giản là sự cạn kiệt vốn giao dịch kéo dài, gần như mọi trader sẽ phải đối mặt với một khoản lỗ lớn trong sự nghiệp trading của họ.

Tuy nhiên, phục hồi sau một mất mát lớn không phải là điều gì phức tạp. Cái khó là làm sao để khắc phục những thiệt hại về tinh thần đã gây ra, đặc biệt là những thiệt hại về sự tự tin của trader.

Tự tin là khi bạn nhìn thấy thị trường như đúng bản chất của nó, vào lệnh bất cứ khi nào có cơ hội, cắt lỗ khi cơ hội không thành công và khoanh tay đứng nhìn khi điều kiện không phù hợp. Và sự tự tin đó có thể bị mất sau một chuỗi thua lỗ.

Bạn có thể bắt đầu tự vấn bản thân "Điều gì đã dẫn đến tất cả các vấn đề điển hình, chẳng hạn như thoát lệnh quá sớm, giữ lệnh quá lâu, bỏ lỡ giao dịch vì sợ thua lỗ, hoặc tham gia vào nhiều giao dịch hơn mức bạn nên cố gắng để có được một vài trade thắng?"

Ngày thua lỗ của bạn


Cach-phuc-hoi-sau-thua-lo-cua-trader-hon-10-nam-kinh-nghiem-TraderViet1.jpeg

Mọi trader đều có những ngày tồi tệ.

Theo nguyên tắc, đừng bao giờ để một ngày tồi tệ khiến bạn mất nhiều tiền hơn số tiền bạn kiếm được trung bình trong một ngày có lợi nhuận.

Nếu bạn kiếm được trung bình $700 vào những ngày trade thắng, thì đừng để mất nhiều hơn thế vào một ngày trade thua. Hãy kiểm soát rủi ro mất tiền của bạn!

Một mất mát lớn sẽ gây ra đủ loại xung đột nội tâm: từ sợ hãi, tức giận, thất vọng, đến trả thù và căm ghét bản thân,... Sau một khoản lỗ lớn, chẳng có cách nào để bạn có thể giao dịch với một cái đầu tỉnh táo cả!

Trong một năm chúng ta có tận 250 ngày giao dịch, vì vậy bạn không việc gì phải vội! Hôm nay chỉ đơn giản không phải là ngày để bạn lấy lại những gì mình đã mất.


Chấp nhận trách nhiệm


Cach-phuc-hoi-sau-thua-lo-cua-trader-hon-10-nam-kinh-nghiem-TraderViet2.jpeg

Có thể đó chỉ là một vài ngày tồi tệ, có thể đó là mất mát lớn nhất từ trước đến nay của bạn, hoặc có thể đó là mất mát thay đổi cuộc đời bạn. Trong trường hợp phải đối mặt với sự huỷ hoại tài chính, chúng ta không có nhiều việc phải làm. Đừng giao dịch cho đến khi vấn đề được giải quyết!

Một khi đã được giải quyết, sau đó bạn có thể tiến hành các bước dưới đây (nhưng không phải trước đó nhé):

Đừng giao dịch với một khoản nợ khổng lồ trên đầu bạn. Với ý định sử dụng vay nợ, bạn sẽ chịu rất nhiều áp lực để trả nợ và có thể dẫn đến một tình trạng khó khăn thậm chí còn tồi tệ hơn.

Nếu tài khoản của bạn đang trong giai đoạn drawdown (sụt giảm), có một chuỗi thua lỗ hoặc đột ngột chịu một khoản lỗ lớn, thì đó lại là câu chuyện khác. Bạn vẫn đang cầm cự trong trò chơi của mình.

Sẽ chẳng thành vấn đề nếu một tin tức bất ngờ khiến giá vượt qua stoploss (dừng lỗ) của bạn, hoặc một cuộc khủng hoảng ngân hàng khiến thị trường đi ngược lại với bạn.

Luôn luôn có một cái cớ cho một giao dịch thua lỗ. Một vài cái cơ thực sự là lời bào chữa hợp lý, nhưng là trader, cuối cùng chúng ta phải chấp nhận mọi rủi ro.

Cho đến khi chúng ta chấp nhận rằng chúng ta là người chịu trách nhiệm cho bất cứ điều gì xảy ra với lệnh giao dịch của mình, thì mọi thứ vẫn sẽ lặp lại và điều tương tự sẽ xảy ra một lần nữa.

Cach-phuc-hoi-sau-thua-lo-cua-trader-hon-10-nam-kinh-nghiem-TraderViet3.jpeg

Hãy chấp nhận trách nhiệm của bạn và tìm ra đâu là những thứ lẽ ra bạn đã có thể khắc phục ngay từ đầu. Điều này sẽ giúp làm giảm khả năng nó xảy ra lần nữa. Nó cũng tốt cho sức khoẻ tinh thần của bạn hơn là phải kìm nén lòng thù hận và đổ lỗi cho người khác về những bất hạnh của bạn.

Đổ lỗi cho người khác tức là thừa nhận rằng, bạn không kiểm soát được giao dịch của chính mình, và nếu đúng như vậy, thì tại sao bạn lại giao dịch?

Nếu bạn kiểm soát được giao dịch của mình, thì bạn sẽ có thể sửa chữa nó; nếu những người khác kiểm soát giao dịch của bạn, bạn sẽ không thể sửa chữa bất cứ điều gì.

Luôn có một cái gì đó có thể được khắc phục, nó có thể liên quan đến việc thay đổi thị trường, có kết nối dữ liệu dự phòng, hoặc tự động cài dừng lỗ và chốt lời khi bạn đã vào lệnh, hoặc bạn có thể thiết lập nền tảng của mình để thanh lý các vị thế nếu bạn đã đạt đến giới hạn dừng lỗ hàng ngày của mình.

Rất có thể nguyên nhân thua lỗ là do bạn đã không tuân thủ các quy tắc của mình và chọn kích thước giao dịch quá lớn. Giải pháp luôn nằm ở đâu đó và chờ bạn tìm thấy mà thôi. Cách tốt nhất để tìm ra nó là thừa nhận rằng, thua lỗ là do có điều gì đó chưa được xử lý đúng cách và sau đó bạn cần thực hiện các bước để khắc phục chúng.

Bước một chính là khắc phục vấn đề cụ thể đã gây ra thua lỗ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn đó vấn đề về sự tự tin. Ngay cả khi vấn đề cụ thể kia đã được khắc phục, thì sự tự tin của bạn vẫn có thể bị tổn thương nặng nề sau khi chịu một đòn thua lỗ trời giáng.


Sắp xếp lại sự tập trung của bạn


Cach-phuc-hoi-sau-thua-lo-cua-trader-hon-10-nam-kinh-nghiem-TraderViet4.jpeg

Khi mới bắt đầu, bạn có thể đã quá tự tin, nhưng sau đó, thị trường rồi sẽ đặt bạn vào đúng vị trí của mình.

Bạn đã phát triển sự tự tin lành mạnh theo thời gian bằng cách xây dựng hệ thống giao dịch của mình, backtest và thực hành nó, sau đó mới sử dụng nó để giao dịch bằng tiền thật của mình.

Sau một mất mát lớn, hãy quay trở lại vấn đề cơ bản. Hãy tập trung vào kế hoạch giao dịch (với bất kỳ điều chỉnh nào được thực hiện đối với kế hoạch đó) và việc bạn thực hiện kế hoạch đó. Hãy quay trở lại với những gì đã thu hút bạn giao dịch ngay từ đầu: xây dựng hoặc học một chiến lược giúp kiếm tiền một cách nhất quán.

Trading rất khó, vì vậy hãy mở lòng và đón nhận thử thách một lần nữa.

Một chuỗi thời gian tốt đẹp có thể khiến chúng ta ngủ quên trên chiến thắng, và thường thì một mất mát lớn chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho chúng ta. Đó là khi thị trường cho chúng ta biết rằng: "Mình đã đi chệch hướng!"

Thực hành và xây dựng lại sự tự tin


Cach-phuc-hoi-sau-thua-lo-cua-trader-hon-10-nam-kinh-nghiem-TraderViet5.jpeg

Sau một mất mát lớn, sự tự tin có thể bị chôn vùi rất sâu. Điều đó có nghĩa là, tâm trí của bạn có thể không phù hợp để giao dịch. Đầu óc không minh mẫn có thể khiến bạn bỏ qua các giao dịch, hoảng sợ thoát khỏi các giao dịch (giao dịch không để thua), hoặc quá hung hăng để lấy lại số lợi nhuận cũ của bạn.

Trong những cách trên, chẳng có cái nào là điều nên làm. Hãy lùi lại một bước và giao dịch trên tài khoản demo trong vài ngày. Nếu bạn trade thua, bạn có thể sẽ tiết kiệm được kha khá tiền cho mình đấy.

Bởi vì nó không phải là tiền thật nên bạn cũng có ít áp lực hơn, vì vậy sẽ dễ dàng tập trung vào giao dịch hơn và không phải lo lắng về khía cạnh tài chính.


Bắt đầu lại với số tiền nhỏ


Một vài ngày chiến thắng trong tài khoản demo sẽ nâng cao mức độ tự tin của bạn và giúp bạn có tinh thần tốt hơn để tiếp tục tham gia thị trường bằng tiền thật. Sau một chuỗi thua lỗ, hãy bắt đầu giao dịch nhỏ thôi; đừng quay lại ngay với quy mô vị thế mà bạn đã giao dịch trước đó.

Vào ngày đầu tiên quay trở lại, hãy giao dịch với quy mô vị thế nhỏ. Một ngày chiến thắng với quy mô vị thế nhỏ sẽ giúp bạn xây dựng sự tự tin. Nếu bạn có một ngày thua lỗ, thì việc thua lỗ với quy mô vị thế nhỏ cũng sẽ dễ xử lý hơn so với một ngày thua lỗ với các vị thế "full-size".

Hãy quay trở lại giao dịch bằng tiền thật với tốc độ chậm thôi. Nếu bạn cảm thấy thực sự thất bại, hãy dành ít nhất hai đến năm ngày để giao dịch mô phỏng và khi bạn quay lại với trade real, hãy bắt đầu với quy mô nhỏ và tăng quy mô vị thế khi bạn đã có cho mình những ngày chiến thắng.

Cach-phuc-hoi-sau-thua-lo-cua-trader-hon-10-nam-kinh-nghiem-TraderViet6.jpeg

Ngay cả khi bạn giành chiến thắng trong vài ngày liên tiếp, hãy tăng quy mô vị trí của bạn dần dần. Vì vậy sẽ mất kha khá thời gian để bạn quay lại với kích thước vị thế đầy đủ của mình đấy!

Một số trader thường cố gắng quay trở lại trade real sau một khoản lỗ lớn trong khi họ chưa thực sự sẵn sàng, và cuối cùng là họ sẽ thua lỗ nhiều hơn. Nhưng buồn cười là, một số người sẽ lặp lại chu kỳ này mãi mãi!

Tôi biết, sau khi bạn đã giao dịch với kích thước vị thế lớn hơn, thật khó chịu khi bắt đầu trở lại với kích thước vị thế nhỏ, nhưng đó là cách tốt nhất.

Quay trở lại sau chuỗi thua là quay trở lại những điều cơ bản và thực hiện tốt một chiến lược, chứ không phải là kiếm tiền. Tiền sẽ đến từ chiến lược!
Nguồn: twitter

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên