Thủ đoạn của tội phạm lừa đảo tài chính bằng công nghệ cao ngày càng tinh vi

Thủ đoạn của tội phạm lừa đảo tài chính bằng công nghệ cao ngày càng tinh vi

Thủ đoạn của tội phạm lừa đảo tài chính bằng công nghệ cao ngày càng tinh vi

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,599
34,925
Thời đại công nghệ số, trong khi nhiều người kinh doanh thành công trên mạng thì các đối tượng lừa đảo bằng công nghệ cao cũng ngày càng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi. Theo thống kê của cơ quan công an, có đến 20 thủ đoạn mà các đối tượng sử dụng thời gian gần đây, khiến nhiều nạn nhân sập bẫy, trường hợp mất ít thì vài chục triệu đồng, nhiều thì gần nửa tỷ đồng.

Gọi điện bằng "video call" để nhờ chuyển tiền


Tội phạm lừa đảo bằng công nghệ cao ngày càng tinh vi, thời gian gần đây sau khi chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, còn sử dụng công nghệ cắt ghép hình ảnh, gọi qua ứng dụng Messenger cho người thân, bạn bè của nạn nhân để nhờ chuyển tiền. Do tin tưởng khi thấy hình ảnh và giọng nói trực tiếp của chủ tài khoản mạng xã hội nên nhiều người đã sập bẫy kẻ gian.

Sự việc xảy ra vào trưa 09-4-2023. Lúc đó, anh Lê N.L nhận tin nhắn của một người bạn qua ứng dụng Messenger, gửi đường link nhờ bấm vào để bình chọn cuộc thi tài năng "nhí”. Tưởng thật, anh L. làm theo. Thế nhưng chỉ vài giây sau, anh L. bị kẻ gian chiếm đoạt tài khoản Facebook cá nhân. Anh L. chưa kịp nhắn tin cảnh báo với bạn bè, người thân thì các đối tượng đã sử dụng công nghệ cắt ghép hình ảnh và giả giọng nói của anh, nhắn tin, gọi "video call" cho người quen, bạn bè và đồng nghiệp của anh để nhờ chuyển tiền. Một số người tưởng đó là anh L. nên nhanh chóng chuyển tiền đến số tài khoản mà đối tượng cung cấp.

Trong số những người nhận cuộc gọi lừa đảo có đồng nghiệp của anh L. là chị B.H. Do trước đó đã nghe cảnh báo nhiều về thủ đoạn trên nên chị H. rất cảnh giác, gọi lại bằng ứng dụng Messenger cho anh L. Đáng tiếc là ngay tức thì, chị H. cũng bị các đối tượng chiếm đoạt tài khoản Facebook cá nhân. Bằng thủ đoạn tương tự, chỉ vài giây sau, hàng loạt bạn bè, người thân của chị H. nhận được cuộc gọi "video call" từ tài khoản của chị này để nhờ chuyển tiền. Phần lớn người nhận cuộc gọi rất cảnh giác, không chuyển tiền, nhưng vẫn có người thấy hình ảnh và giọng nói của chị H. đã vội chuyển tiền cho kẻ gian. Trong đó, có Nguyễn T.P bị chiếm đoạt 20 triệu đồng và chị T.V mất 17 triệu đồng.

Screen Shot 2023-04-15 at 22.52.39.png


Screen Shot 2023-04-15 at 22.52.55.png
Tin nhắn của kẻ gian sau khi chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội của anh N.L và chị B.H



Mất hàng trăm triệu đồng vì làm cộng tác viên bán hàng


Thời buổi kinh tế khó khăn, khiến nhiều công ty đứng trước nguy cơ phá sản nên việc tái cơ cấu, cắt bớt nhân sự là điều tất yếu. Anh Lưu Viễn Kính (SN 1982, ngụ Q7) được công ty cho nghỉ việc. Ít bữa sau, anh Kính lên mạng xã hội tìm việc làm. Sau khi tìm hiểu, anh được giới thiệu làm việc trên không gian mạng, hứa hẹn có thu nhập cao. Cụ thể, mỗi ngày nhân viên công ty sẽ tạo khoảng vài chục, vài trăm, thậm chí cả ngàn đơn hàng. Mức thu nhập không giới hạn, bởi nếu chốt được càng nhiều đơn hàng thì thu nhập càng cao, có khi vài triệu đến vài chục triệu đồng tiền lời mỗi ngày. Theo công ty này giới thiệu, nhiều người mới bắt tay vào kinh doanh trong thời gian ngắn đã nhanh chóng sắm được nhà lầu, xe hơi (!).

Giấc mơ đổi đời nhanh chóng khiến anh Kính nôn nóng bắt tay vào kinh doanh trong lĩnh vực mới. Anh được hướng dẫn tạo tài khoản trên website được cung cấp và phải nạp tiền tạo các đơn hàng ngẫu nhiên. Phía công ty cam kết sau khi giao dịch đơn hàng thành công, anh Kính sẽ nhận lại tiền gốc đã nạp và tiền lời. Tuy nhiên, công ty cũng cho biết nếu đơn hàng có số tiền vượt quá số tiền trong tài khoản thì phải nạp thêm tiền, nếu không thì sẽ không rút được tiền về tài khoản.

Do tin tưởng, từ cuối tháng 12-2022 đến tháng 01-2023, anh Kính dùng tài khoản Internet Banking của mình chuyển khoản 7 lần, với tổng số tiền là 487,5 triệu đồng. Nhưng sau đó, anh Kính không rút được tiền. Phía công ty yêu cầu phải chuyển thêm 30% của số tiền muốn rút thì mới được nhận lại toàn bộ số tiền. Thấy quá vô lý, anh Kính thắc mắc thì không nhận được lời giải đáp và sau đó phía công ty chặn liên lạc với anh. Phát hiện mình sập bẫy lừa, anh Kính lập tức đến cơ quan công an trình báo vụ việc.

Cũng có nhu cầu tìm việc làm để tăng thu nhập, chị Lư Hoàng Phương Vy (SN 1998, ngụ Q1) lên mạng xã hội tìm kiếm thông tin. Chị thấy trên mạng Facebook có tài khoản quảng cáo tuyển cộng tác viên làm việc online nên đăng ký rồi trao đổi công việc qua ứng dụng Telegram. Theo hướng dẫn của công ty, chị Vy đăng nhập đường link: Asgroup999.com và chuyển tiền nhiều lần để thực hiện nhiệm vụ chốt cọc các đơn hàng. Trong các ngày 01 và 02-01-2023, chị Vy chuyển từ tài khoản ngân hàng của mình 13 lần, tổng cộng là 483,3 triệu đồng đến tài khoản số 7777150919... của "Le Thanh Tung" mở tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB). Nào ngờ chị Vy chỉ nhận lại được... 5,7 triệu đồng tiền lợi nhuận, sau đó thì bị chặn tài khoản trên mạng xã hội và ứng dụng Telegram. Nạn nhân đành cầu cứu cơ quan công an.



Lao đao vì đầu tư ngoại hối


Gần đây, tội phạm lừa đảo bằng công nghệ cao còn dụ dỗ các nạn nhân bằng thủ đoạn đầu tư ngoại hối. Qua tìm hiểu trên mạng, chị Nguyễn Thị Kiều Quyên (SN 1993, ngụ Q3) liên hệ với tài khoản Zalo "Unfair" (chưa rõ lai lịch) để biết về đầu tư giao dịch ngoại hối sinh lời bằng cách thực hiện giao dịch qua ứng dụng Exness. Chị được hướng dẫn chuyển tiền đến các tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp. Thấy mức cam kết lợi nhuận sau đầu tư quá hấp dẫn, chị Quyên chuyển tiền nhiều lần, tổng cộng là 288 triệu đồng đến các số tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp. Sau khi giao dịch có lợi nhuận, chị Quyên thực hiện lệnh để rút tiền về tài khoản của mình thì được yêu cầu phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Đang loay hoay không biết vì sao phải nạp thêm tiền thì chị này không thể liên hệ được với phía đối tác, đành đến cơ quan công an trình báo. Vụ việc vừa được cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự để làm rõ.

looking chart forex.jpeg

Thông quan mạng xã hội Facebook, anh Nguyễn Văn Phương (SN 1986, ngụ TP.Thủ Đức) được đối tượng tự xưng tên Liên (thư ký của Công ty TNHH Thông tin đầu tư K.L, có trụ sở trên đường Lê Thánh Tôn, Q1) tư vấn đầu tư chứng khoán thông qua công ty này. Theo hướng dẫn của Liên và các đối tượng, anh Phương đã chuyển 316 triệu đồng vào nhiều tài khoản khác nhau, nhưng chỉ nhận tiền lời là 1 triệu đồng...

Từ các vụ việc đáng tiếc trên, để không trở thành nạn nhân của các trò lừa đảo bằng công nghệ cao, cơ quan công an khuyến cáo người dân không chuyển tiền cho bất kỳ ai khi chỉ tiếp xúc qua các ứng dụng như Messenger, Telegram, Zalo, mạng xã hội Facebook... mà mình chưa biết rõ. Tuyệt đối không cung cấp mã OTP và thông tin về tài khoản Internet Banking cho bất kỳ ai. Khi người quen, người thân hỏi mượn tiền hoặc nhờ chuyển tiền, phải gọi điện vào số điện thoại thường cho họ để xác nhận đúng người thân, người quen của mình.

Nguồn: Công an TPHCM
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 227 Xem / 8 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 433 Xem / 33 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 433 Xem / 12 Trả lời
  • black trong Hệ thống giao dịch - Trading system 18,883 Xem / 26 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 226 Xem / 3 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 707 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên