Tất tần tật về Order Book - Phần 3 - Hồi cuối: Các sai lầm cơ bản nhất khi đọc Order Book

Tất tần tật về Order Book - Phần 3 - Hồi cuối: Các sai lầm cơ bản nhất khi đọc Order Book

Tất tần tật về Order Book - Phần 3 - Hồi cuối: Các sai lầm cơ bản nhất khi đọc Order Book

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,409
29,072
Phần này chúng ta đi tiếp nội dung còn lại của phần 3. Anh em nào chưa đọc những phần trước thì có thể coi lại ở link bên dưới nhé:



Không có khối lượng ở cuối Order Book


Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2024-1-15_10-45-46.png


Điều này xảy ra là khi giá tiến đến ranh giới của Order Book, nơi chưa có giao dịch nào được mở và có rất ít lệnh mở. Nó thường chỉ ra cho chúng ta một xu hướng có thể tiếp diễn hoặc một động lượng mạnh.

Đừng lo lắng về những tình huống như vậy, vì giá có xu hướng phá vỡ mức thấp nhất mọi thời đại.



Vậy thì bạn nên làm gì trong tình huống này?

Câu trả lời không phải là lựa chọn những đợt thoái lui mà giao dịch theo xu hướng đâu. Nhìn chung thì trường hợp này không có gì bất thường cả.

Tại sao giá trị ròng (Net value) của sổ lệnh bên phải thường luôn thất bại?


Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2024-1-15_10-46-25.png

Order Book bên phải thực sự luôn thất bại nếu như chúng ta rút các giá trị ròng của phần sổ lệnh này.

Lời giải thích nằm ở tính quy luật trong hành vi vủa các nhà giao dịch: các nhà giao dịch có xu hướng đóng những giao dịch có lợi nhuận nhanh hơn là những giao dịch thua lỗ. Chỉ cần cố gắng nhớ xem khi có lợi nhuận thì bạn muốn đóng giao dịch có lời này nhanh thế nào và bạn sẽ cố gắng muốn giữ một giao dịch thua lỗ trong bao lâu.






Nó sẽ mang lại điều gì cho chúng ta?

Những khoản tích lũy những nhà giao dịch thua lỗ này đóng vai trò là nhiên liệu cần thiết cho chuyển động giá trong tương lai. Nếu giá di chuyển ngươc lại với họ, họ sẽ phải đóng giao dịch của mình từ đó đẩy giá lên cao hơn nữa.

Nhà tạo lập thị trường thường tận dụng những tình huống như thế. Họ mua khi bắt đầu chuyển động và sau đó các nhà giao dịch thua lỗ giúp họ kéo dài lợi nhuận.

Những sai lầm cơ bản khi giao dịch với Order Book


Hầu hết những người mới giao dịch đều mắc phải những lỗi sai điển hình bao gồm cả những lỗi đã mắc phải khi giao dịch theo Order Book. Và bên dưới đây là những sai lầm cơ bản nhất.
  1. Không phân tích Order Book toàn diện: nhiều người quên rằng sổ lệnh là một công cụ phức tạp và thường bắt đầu đưa ra quyết định giao dịch chỉ dựa trên một tín hiệu duy nhất. Ví dụ như bạn thấy rằng có sự tích lũy các giao dịch thua lỗ rất rõ ràng, và họ quyết định tận dụng nó để giao dịch nhưng tại thời điểm đó, bạn chưa nhận thấy được sự tích lũy (ngược lại với giao dịch đầu tiên) của các lệnh Buy/Sell Stop trong sổ lệnh bên trái. Do vậy, để có được tín hiệu giao dịch chất lượng và đáng tin cậy thì bạn cần phải nhìn vào cả 2 sổ lệnh để có đươc tín hiệu chắc chắn hơn.
  2. “Thấy những thứ không có ở đó”: đây là sai lầm phổ biến. Bạn sẽ nhìn vào sổ lệnh để tìm kiếm một thứ gì đó được mô tả nhưng thực tế thì những tín hiệu mà bạn thấy lại không có hoặc nó có phần sai lệch. Sai lầm này thực tế là thường được sửa chữa theo thời gian.
  3. Giá phải di chuyển như vậy: Giá không nợ ai điều gì cả, ngay cả khi là Order Book yêu cầu bạn bán, điều đó không có nghĩa là giá chắc chắn sẽ giảm. Nếu như bạn còn nhớ, trong bài viết này, chúng ta không mong đợi hiệu suất cao hơn 55-60% từ các tín hiệu được thể hiện trong sổ lệnh, tất nhiên là nó có thể cao hơn nhưng bạn không nên hy vọng vào kịch bản tốt nhất và luôn có kế hoạch cho điều tồi tệ nhất nên là việc mà bạn phải làm.
  4. Giao dịch theo cảm xúc và thiếu kinh nghiệm: Nếu như bạn tiến hành giao dịch bằng Order Book trên tài khoản thực ngay lập tức thì bạn sẽ bị choáng ngợp bởi cảm xúc và không thể theo dõi sổ lệnh một cách chính xác được. Vậy cho nên nếu như bạn muốn giao dịch sổ lệnh một cách hiệu quả thì nên thực hiện chúng trên tài khoản thử trước, sau khi bạn chắc chắn là bạn đã thành thạo việc phân tích sổ lệnh cũng như nắm bắt được cách giao dịch chúng thì mới nên thực hành trên tài khoản thực.
Thực tế thì chúng ta khó mà có thể tránh được những sai lầm này trong việc thực hành phân tích sổ lệnh tuy nhiên thì nếu như bạn nhận thức được chúng vẫn là điều cần thiết và nếu như ý thức được những điều này thì bạn sẽ tránh được những sai lầm không đáng có khi thực hành phân tích thị trường thông qua sổ lệnh.



Hết phần 3

Phần tiếp theo chúng ta sẽ đi về nội dung khá quan trọng đó là tín hiệu DOM. Đây là một trong những khái niệm quan trọng trong việc đọc Order Book. Trong 3 phần trước các bạn thấy mình thỉnh thoảng nhắc về khái niệm này nhưng chưa thực sự nói rõ cho mọi người. Vậy thì trong phần tới đây, sẽ giải thích đầy đủ về khái niệm DOM là gì, cách đọc tín hiệu từ DOM và ứng dụng nó vào trong việc phân tích thị trường cũng như giúp trader có thể định hướng được chiến lược giao dịch như thế nào.

Trích nguồn: fxssi
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 324 Xem / 19 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 210 Xem / 18 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 149 Xem / 1 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 237,528 Xem / 1,066 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 25,026 Xem / 91 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên