Tại sao những vùng cung cầu bị giá vi phạm quá 50% đều là những vùng KHÔNG CHẤT LƯỢNG để giao dịch?

Tại sao những vùng cung cầu bị giá vi phạm quá 50% đều là những vùng KHÔNG CHẤT LƯỢNG để giao dịch?

Tại sao những vùng cung cầu bị giá vi phạm quá 50% đều là những vùng KHÔNG CHẤT LƯỢNG để giao dịch?

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,390
29,041
Việc lọc ra được những vùng cung cầu chất lượng để giao dịch là việc rất quan trọng đối với một trader giao dịch theo phương thức này. Rất nhiều trader cứ cho rằng, giá thường sẽ đảo chiều sau khi gặp vùng cung cầu. Đúng là có lúc giá đảo chiều đấy, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Việc của trader đó là biết được khi nào thì vùng cung cầu giữ được giá và khi nào thì không.

Bài viết này sẽ chia sẻ cho anh em một phương thức xác nhận cực kỳ đơn giản chỉ dựa vào hành động giá. Phương pháp này được Jordan F – Một trader chuyên nghiệp với gần chục năm giao dịch trên thị trường chứng khoán. Chiến lược chính mà anh dùng chính là vùng cung cầu này.

Dưới đây là cách mà Jordan sử dụng những vùng cung cầu để kiếm lợi nhuận.

Chất lượng vùng cung cầu


Có 2 tiêu chí chính để đánh giá được một vùng cung cầu liệu có giữ được giá hay không:
  • Giá đi vào vùng cung cầu sâu như thế nào
  • Giá dành bao nhiêu thời gian trong vùng cung cầu
Chúng ta sẽ đi vào từng tiêu chí để chọn ra được vùng cung cầu tốt và giao dịch nhé.

Giá đi vào vùng cung cầu sâu như thế nào

Ví dụ này chúng ta sẽ nói về vùng cầu (đối với vùng cung thì anh em tự tư duy ngược lại là được nhé):

upload_2023-4-21_10-42-31.png


Phản ứng hành động giá tốt nhất là khi giá vừa chạm đỉnh của một vùng cầu. Vì tín hiệu này cho thấy rằng người mua phản ứng mạnh mẽ với vùng cầu này.

Nếu như giá đi xuống tận đáy của vùng cầu hoặc chỉ cần xuống bên dưới vùng 50% của vùng này thôi thì nó cũng đã làm giảm chất lượng của tín hiệu giao dịch từ vùng này rất nhiều rồi.

Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2023-4-21_10-43-12.png


Giá giảm xuống bên dưới mức 50% của vùng cầu và sau đó thì giá phá vỡ luôn vùng cầu này với việc hình thành một gap giảm trong ngày tiếp theo.

Vậy nên cách giao dịch với vùng cầu tốt nhất đó là giao dịch ở vùng cạnh trên của vung cầu. Về việc giao dịch như thế nào thì chút nữa chúng ta nói nhé. Còn bây giờ chuyển qua tiêu chí thứ 2.



Thời gian giá lưu lại vùng cung cầu trong bao lâu

Nguyên tắc đơn giản với thời gian

Nếu như giá lưu lại ở một vùng cung cầu càng lâu thì vùng này càng có ít khả năng giữ được giá.
Sở dĩ thị trường đi lên vì có người mua hoạt động mạnh mẽ, và ngược lại với người bán.

Người mua hoạt động mạnh mẽ là những người mua ngay tại giá thị trường thay vì đặt lệnh chờ. Điều này cũng thể hiện được một điều rằng khi giá di chuyển nhanh chóng từ một vùng nó sẽ thể hiện được có những người mua hoặc bán đang đặt lệnh giao dịch ngay tại thị trường ở thời điểm đó.

Đây là một ví dự về tiêu chí thời gian mà giá lưu lại ở một vùng cung cầu:

upload_2023-4-21_10-45-9.png


Có thể thấy là giá đã phản ứng với vùng cầu này quá lâu và sau đó thì vùng cầu này cũng không giữ được giá và di chuyển thấp hơn.

Ngược lại với biểu đồ trên ta thấy ở hình bên dưới, giá đã di chuyển rất nhanh chóng, phải nói là ngay lập tức rút khỏi vùng cầu và sau đó thì giá tăng lên rất mạnh mẽ:

upload_2023-4-21_10-45-26.png


Nói tóm lại


Để chọn được một vùng cầu chất lượng thì chúng ta cần có 2 điều kiện:
  • Thứ nhất đó là giá không được vi phạm quá 50% vùng cầu
  • Thứ 2 đó là giá cần phản ứng nhanh và không lưu lại vùng cầu quá lâu
Khi nắm được những tiêu chí này rồi thì chúng ta sẽ giao dịch như thế nào.



Cách giao dịch đơn giản nhất với vùng cung cầu


Việc của chúng ta sau khi chọn được vùng cung cầu rồi thì phải đợi hành động giá để xác nhận chất lượng của vùng này dựa theo những tiêu chí trên.

Nhìn vào hành động giá để biết được liệu vùng cung cầu có giữ được giá hay không. Vì vậy tất cả những gì mà bạn cần làm đó là đợi giá hồi về vùng cầu và di chuyển về khung thời gian thấp hơn để quan sát hành động giá chi tiết.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

upload_2023-4-21_10-46-43.png


Có thể thấy được giá hồi về vùng cầu trên khung ngày sau đó bật lên, điều này cho thấy vùng cầu ở khung lớn đã giữ được giá.

Tuy nhiên đây là khung M1 (1 phút), khi đã nắm được hướng đi của giá rồi thì chúng ta cũng có thể thuận theo hướng đi của khung thời gian thấp hơn để tìm cơ hội giao dịch với kỹ thuật tương tự.

Có thể thấy ở biểu đồ trên, khung M1 hình thành một vùng cầu tiếp diễn, và vùng cầu này hợp lưu với khoảng trống giá trước đó, có thể thấy là một vùng tốt để giao dịch.

Giá hồi về vùng cầu này và phản ứng ngay lập tức. Chúng ta có thể mua vào với tín hiệu này ngay trên khung M1.

Trong giao dịch chúng ta không nhất thiết phải nắm được toàn bộ động thái của htij trường mà đôi khi chỉ cần bắt được một mảnh nhỏ trong một động thái, miễn là tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận tốt thì vẫn chất lượng như bình thường.

Vậy nên trong giao dịch, xác suất thăng và lợi thế từ tỷ lệ RR mới là thứ quyết định đến khả năng kiếm được lợi nhuận trong dàu hạn của bạn trên thị trường. Đừng cố bắt đỉnh đáy với vùng cung cầu mà nên tìm những vùng cung cầu có xác suất cao và đợi cho giá xác nhận lại điẻm vào lệnh của mình là được.

Đây chính là cách mà Jordan sử dụng vùng cung cầu để kiếm lợi nhuận trên thị trường.

Mời anh em tham khảo nhé.

Trích nguồn: twitter
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên