Tại sao không nên tôn sùng các trader tăng X LẦN TÀI KHOẢN trong thời gian ngắn

Tại sao không nên tôn sùng các trader tăng X LẦN TÀI KHOẢN trong thời gian ngắn

Tại sao không nên tôn sùng các trader tăng X LẦN TÀI KHOẢN trong thời gian ngắn

Nhật Hoài

Active Member
9,576
59,536
Nhiều anh chị hay bị ấn tượng bởi các TK tăng x lần trong thời gian ngắn. Theo Hoài việc đó không có gì ấn tượng, và thậm chí là nên tránh xa các TK này nếu anh chị có ý định copytrade hay sử dụng các dịch vụ đầu tư gì đó của họ.

343973081_123202587419527_900787432635946401_n.jpeg


Đầu tiên, lợi suất (return) chỉ là 1 trong nhiều thông số quyết định độ giỏi của 1 trader, mà theo Hoài là thông số kém quan trọng nhất. Vì sao? Vì nó “quên” tính tới 1 khía cạnh mang tính quyết định lớn trong đầu tư và trading nói chung - đó là Rủi Ro (Risk). Các tay chơi non thường ít để ý tới risk, và chỉ quan tâm phần reward, trong khi trong giới chuyên nghiệp họ luôn ghép hai cái này lại với nhau. Nôm na là để đạt được mức lợi suất đó thì bạn phải chấp nhận mức rủi ro có tương xứng hay không.

Để đo lường lợi suất tương xứng với rủi ro của 1 TK trade, người ta có các thông số sau:

Max drawdown (%) = mức sụt giảm vốn lớn nhất của TK. Nôm na là khoảng % lớn nhất tính từ 1 đỉnh của đường cong vốn (equity curve) đến 1 đáy. Các TK tăng x lần trong thời gian ngắn thường có con số này rất cao, và cao nhất là 100% (cháy)

Profit factor = lợi nhuận gộp / thua lỗ gộp. Số này bằng 1 tức hoà vốn, và càng lớn thì càng tốt vì nó cho thấy trader đó đang kiếm được lợi nhuận lớn trong khi chỉ chấp nhận mức rủi ro bé

Expected payoff = (tỷ lệ thắng x số tiền thắng trung bình) - (tỷ lệ thua x số tiền thua trung bình). Nôm na mỗi cái trade qua đi thì trung bình trader đó kiếm được bao nhiêu tiền. Số này nếu dương là tốt

Sharpe ratio = (lợi suất của TK - lợi suất phi rủi ro)/độ lệch chuẩn của lợi suất. Lợi suất phi rủi ro tức là lợi suất kiếm được từ khoản đầu tư không có rủi ro, thường là tín phiếu kho bạc (T-Bill), nhưng anh chị lấy lợi suất gửi tiết kiệm ngân hàng cũng được. Còn độ lệch chuẩn cho thấy lợi suất của TK đó có biến thiên quá lớn hay không, nôm na là độ mượt của đường cong vốn. Các nhà quản lý tiền luôn nhắm đến Sharpe Ratio càng cao càng tốt, tức đạt được mức lợi suất cao trong khi vẫn giữ đường cong vốn càng mượt càng tốt, tức ít có các lần tăng đột biến hay giảm đột biến.

Compound Annual Growth Rate (CAGR %) = lợi suất trung bình đạt được mỗi năm. Cố nhiên là các trader x lần TK thường không tồn tại quá vài năm, thậm chí không qua nổi vài tháng, nên con số này không thể tính được đối với họ

Anh chị thấy đó, các TK tăng nhiều lần trong thời gian ngắn thường phải chấp nhận Risk cực cao, với max drawdown tiệm cận mức cháy, vì để đạt được mức lợi suất cao họ buộc phải gồng lỗ, nhồi lệnh lỗ, all in (vào lệnh khối lượng lớn với đòn bẩy vô cực). Vậy nên x lần TK trong 1-2 tháng, đến tháng thứ 3 cháy là chuyện bình thường. Các tay chơi chuyên nghiệp họ không trade bán xác như vậy - họ nhắm đến mức lợi suất vừa phải thôi, trong khi giữ Risk ở mức cực thấp, và họ tôn thờ tính Nhất Quán (Consistency), tức đạt được mức lợi suất vừa phải đó 1 cách đều đặn trong nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm.

Trading là 1 nghề nghiệp có độ tinh vi và tỷ lệ đào thải thuộc hàng cao nhất thế giới. Nếu các trader x lần TK này làm được việc đó 1 cách đều đặn và nhất quán, họ đã được các quỹ đầu tư phố Wall mời về quản lý triệu đô rồi, chứ không quanh quẩn ở xứ này khoe mẽ về cái TK tăng x lần trị giá… vài trăm đô của họ đâu. Mong anh chị tỉnh táo.

Chân tình,
Nhật Hoài Trader

***
Theo dõi Nhật Hoài trader tại:
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Bài viết có ý nghĩa và giải thích dễ hiểu cho người mới.
Mà giờ người mới thì quan tâm đến chỉ số nào để xem phương pháp giao dịch của mình ổn không nhỉ?. Đang loay hoay với quy tắc vào lệnh mag mãi chưa xong.
 
Nhật Hoài phân tích đúng, nhưng cũng chưa đúng.
Có những người họ chơi theo phong cách all-in tài khoản. Mỗi ngày nạp 1 số tiền nho nhỏ trên tổng số vốn của họ vào tài khoản; đánh tới bến, lãi rút ra, và tiếp tục oánh, có thể cháy liên tục, nhưng họ vẫn lãi đều được. Và với cách đánh như vậy, thì họ không cần quan tâm đến mấy cái chỉ số kia. Họ chỉ quan tâm duy nhất đến winrate và RR thôi.
 
Những thằng x dc tài khoản thì ko thể giao dịch cho quỹ dc. 2 lối tư duy và kỳ vọng khác hẳn nhau.
Vâng bác, tôn sùng hay ko tôn sùng thì cơ bản là do tâm sinh lý mỗi người. Bọn quỹ có dùng người ta hay ko là quan điểm của bọn quỹ, người ta có apply quỹ hay ko là quan điểm của người ta. Có 1 điều phải công nhận ở đây, nếu x tk ko phải bằng photoshop thì phải công nhận là người ta giỏi (bất kể người ta quản lý thế nào). Nếu ko làm đc điều đó (công nhận người khác) thì bản thân sẽ chẳng thể phát triển đc ạ.
 
Vâng bác, tôn sùng hay ko tôn sùng thì cơ bản là do tâm sinh lý mỗi người. Bọn quỹ có dùng người ta hay ko là quan điểm của bọn quỹ, người ta có apply quỹ hay ko là quan điểm của người ta. Có 1 điều phải công nhận ở đây, nếu x tk ko phải bằng photoshop thì phải công nhận là người ta giỏi (bất kể người ta quản lý thế nào). Nếu ko làm đc điều đó (công nhận người khác) thì bản thân sẽ chẳng thể phát triển đc ạ.
Tôi cũng đã từng nhân tk từ 3000 lên 26000 đây, từ cái lúc chưa biết gì về forex ấy. Giờ thì tôi hiểu là vừa quản lý vốn chặt chẽ theo tiêu chuẩn lại vừa có thể nhân x lần tài khoản theo thời gian là điều ko thể. Cs nhiều thứ điên rồ, rơi vào dây đỏ All in vài lệnh thì cái gì chả có thể. Trước trên TDV chả có bạn gái về nhất cuộc thi của FXCE khi tk chỉ còn 4 đô đấy thôi, nếu tính từ mốc 4 đô thì bạn ấy x cả mấy nghìn lần.
 
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên