Sự thật về việc kết hợp các chỉ báo trong trading, người mới đừng mắc sai lầm!

Sự thật về việc kết hợp các chỉ báo trong trading, người mới đừng mắc sai lầm!

Sự thật về việc kết hợp các chỉ báo trong trading, người mới đừng mắc sai lầm!

Fliter

Editor
Trial mod
396
3,296
Khi tìm hiểu về phân tích kỹ thuật, chắc hẳn mỗi trader đều cố gắng tìm cách kết hợp các chỉ báo (indicator) lại với nhau với hy vọng tạo ra những hệ thống ‘vượt trội’ có khả năng đánh bại thị trường. Tuy nhiên, thật không may, hầu như các chỉ báo đều cung cấp những thông tin/tín hiệu giống nhau, thậm chí là xung đột. Do đó, để đạt hiệu quả cao nhất, các trader, đặc biệt là những người mới cần biết cách kết hợp những công cụ này một cách khôn ngoan để vừa có sự tinh gọn, vừa có sự hiệu quả. Bài viết này sẽ mách nước cho chúng ta những điều đó.

7.jpg

Các dạng chỉ báo phổ biến


Trước khi đến phần kết hợp các chỉ báo, chúng ta cần phải biết cách phân loại chúng, nhìn chung gồm các loại sau:

Chỉ báo theo xu hướng – Trend indicators
Đây là những chỉ báo dùng để đo lường sức mạnh và hướng của một xu hướng. Trong một thị trường tăng, các chỉ báo này sẽ cho ra các tín hiệu mua và ngược lại.

Tuy vậy, do các chỉ báo này đều tính toán dựa trên giá nên các tín hiệu mà chúng đưa ra hầu hết là sau khi xu hướng đã chính thức hình thành, tức là trader sẽ bỏ lỡ đoạn đầu của xu hướng đó.

Một số chỉ báo xu hướng phổ biến: đường trung bình, parabolic SAR, ADX, MACD…

Chỉ báo động lượng/chỉ báo dao động – Momentum indicators
Khác với chỉ báo theo xu hướng, các chỉ báo loại này thường nằm tách biệt khỏi giá và có ‘biên độ’ dao động nhất định, thông thường là từ 0-100, và một số các chỉ báo khác có thể dao động quanh mức 0.

Thông thường các loại chỉ báo này thường được dùng để phát hiện các điều kiện thị trường quá mua, quá bán, hoặc để xác định phân kỳ.

Các chỉ báo dao động phổ biến: RSI, Stochastic, CCI, MACD…

15.jpg

Chỉ báo đo lường biến động - Volatility Indicators
Các chỉ báo này thường dùng để đo lường tốc độ thay đổi giá, bất kể hướng chuyển động của chúng thế nào. Các chỉ báo này sẽ biến động tăng khi giá di chuyển nhanh và ngược lại. Các trader thường vận dụng loại chỉ báo này để giao dịch breakout.

Các chỉ báo đo lường biến động phổ biến: ATR, Bollinger bands

Chỉ báo khối lượng – Volume Indicators
Các chỉ báo dạng này sử dụng khối lượng giao dịch để đo lường sức mạnh của sự di chuyển của giá. Các loại chỉ báo này rất được ưa chuộng bởi các nhà giao dịch chứng khoán, tuy nhiên với các nhà giao dịch ngoại hối thì không vì khối lượng giao dịch trên thị trường này không được thống kê một cách đầy đủ.

Các chỉ báo khối lượng phổ biến: Chaikin oscillator, On-Balance volume OBV…

Trên đây là cách phân loại chỉ báo kỹ thuật mà anh em trader cần nắm. Trong bài viết tiếp theo mình sẽ lưu ý về các điểm không thể bỏ qua khi kết hợp các chỉ báo lại với nhau đồng thời bonus cho anh em một hệ thống giao dịch theo cách của Tiến sĩ Elder, mọi nười nhớ đón theo dõi nhé!

Safe trading,
Tham khảo: MTS
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 5,407 Xem / 93 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 879 Xem / 42 Trả lời
  • Dukic trong Trao Đổi về Broker 506 Xem / 7 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 293 Xem / 7 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 204 Xem / 6 Trả lời
  • thonghm trong Trao Đổi về Broker 130,001 Xem / 455 Trả lời
  • khiconcon trong Trao Đổi về Broker 75 Xem / 2 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 246 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên