[Series tẩm bổ] Tôi học được gì từ những "cố vấn" giao dịch của mình? - Phần 2: TraderSZ

[Series tẩm bổ] Tôi học được gì từ những "cố vấn" giao dịch của mình? - Phần 2: TraderSZ

[Series tẩm bổ] Tôi học được gì từ những "cố vấn" giao dịch của mình? - Phần 2: TraderSZ

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,321
32,484
Xin chào cả nhà!

Sau đây là bài đăng trên trang beta.cent.co của một crypto trader, chia sẻ về những bài học được anh đúc rút ra sau quá trình tự học từ những "cố vấn" giao dịch của mình nhé mọi người...

***​

Liệu tôi có cố vấn giao dịch nào không?


Tôi nghĩ câu trả lời là "Không".

Học cách trade từ nội dung của ai đó không giống như cách họ cố vấn cho bạn.

Cá nhân tôi tin rằng, công việc cố vấn đòi hỏi người cố vấn phải dành nguồn lực của họ (thời gian, công sức và đôi khi thậm chí là tiền bạc) cho học viên của mình.

toi-hoc-duoc-gi-tu-co-van-giao-dich-tradersz-traderviet2.jpeg

Nhưng giữa tôi và những người thầy của mình, liên hệ cá nhân rất hạn chế (hầu như là qua màn hình máy tính).

Có vẻ như với lượng tài nguyên sẵn có như hiện thấy, nghệ thuật tự học đang dần lụi tàn thì phải?

Tôi còn nhớ sau khi xem 1-2 video trên Youtube của @Trader_Dante, tôi đã xem lại hàng chục dòng tweet của anh ấy từ nhiều năm trước và tìm hiểu sâu hơn về phương pháp của anh ấy.

Có bao nhiêu người vẫn còn làm những việc như vậy?

Ngày nay, có vẻ như các trader mới chỉ muốn kiếm một hệ thống giao dịch đơn giản, có lợi nhuận rõ ràng, được trình bày dưới dạng file PDF gọn gàng mà họ có thể đọc trong 5 phút. Điều này sẽ giúp họ sẵn sàng tấn công thị trường vào ngày hôm sau với tỷ lệ thắng hoàn hảo.

Tóm lại: Tôi hầu như không được cố vấn 1:1 với giáo viên của mình. Tôi đã học thông qua nội dung của họ và phần lớn phải tự mình hiểu được nó.

Những "cố vấn" giao dịch của tôi


Trước khi đi sâu vào chi tiết, tôi muốn làm rõ một điều rằng, đây có thể không phải là con đường hiệu quả với tất cả các trader đang phát triển.

Đầu tiên, rất có thể, phần lớn các lựa chọn của người cố vấn (từ phong cách giao dịch, khung thời gian giao dịch, đến công cụ giao dịch...) đều có liên quan đến sở thích cá nhân của họ. Và đơn giản là sở thích cá nhân của bạn có thể không phù hợp. Vì vậy, bạn không cần phải giới hạn bản thân vào từng nguyên tắc của người cố vấn một cách cứng rắn.

Thứ hai, rất có thể, bản thân người cố vấn đã có một số ảnh hưởng trong trading. Theo kinh nghiệm của tôi, những trader giỏi nhất mà tôi từng gặp đều có hệ thống "Frankenstein", tức là họ đã học được rất nhiều kỹ thuật giao dịch từ các nguồn đa dạng và cuối cùng đã chắt lọc khối kiến thức đó để biến nó thành của riêng họ.

Tóm lại: Hãy giữ một tâm thế cởi mở, áp dụng và điều chỉnh những gì hiệu quả và phù hợp với bạn, rồi loại bỏ những gì không phù hợp nhé!

Sau đây là phân tích chi tiết theo thứ tự tôi khám phá nội dung của các "cố vấn" giao dịch...


Phần 2: [URL='https://twitter.com/trader1sz/media?ref_src=twsrc%5Egoogle%7Ctwcamp%5Eserp%7Ctwgr%5Eauthor']TraderSZ[/URL]


toi-hoc-duoc-gi-tu-co-van-giao-dich-tradersz-traderviet1.png
"Điều đầu tiên và có giá trị nhất mà tôi học được từ SZ là, miễn là bạn biết mình sai ở đâu (dừng lỗ) và mức giá nào có thể đạt được (mục tiêu chốt lời), thì điểm vào lệnh thực tế của bạn không cần phải chính xác đến từng pip."


Đây là điều mà tôi đã phải vật lộn rất nhiều khi mới bắt đầu. Tôi sẽ biết rõ thị trường muốn đi về đâu, tôi sẽ biết rõ về nơi nó không nên tới nếu tôi đúng, nhưng tôi liên tục bỏ lỡ các giao dịch vì tôi lo lắng về độ chính xác nơi giá phải bật lên từ điểm vào lệnh của tôi.

Điều chắc chắn cản trở sự tiến bộ của một trader đang phát triển chính là việc cố định tính chính xác trong nhận định xu hướng chung và khâu xác định rủi ro.

Điều đáng nói là khái niệm này thực sự gây ấn tượng với tôi khi xem SZ làm điều đó trong phòng giao dịch trực tiếp của anh ấy, lặp đi lặp lại hàng tuần.

Ví dụ: Giá sẽ breakdown và bắt đầu thoái lui về ngưỡng hỗ trợ trước đó (chuyển thành ngưỡng kháng cự). Tôi đã mong đợi anh ấy sẽ đặt một lệnh giới hạn ở ngay ngưỡng đó, nên tôi vô cùng ngạc nghiên khi thấy anh ấy Sell trước khi giá thậm chí còn chưa pullback về mức đó.

toi-hoc-duoc-gi-tu-co-van-giao-dich-tradersz-traderviet3.png

Tôi hỏi tại sao, và anh ấy chỉ giải thích đơn giản rằng, anh thấy những gì anh ấy cần thấy để vào lệnh, anh có mục tiêu và tín hiệu vô hiệu hoá rõ ràng, đồng thời cú thoái lui đó đem đến tỷ lệ R:R phù hợp để anh thực hiện giao dịch.

Điều này không có nghĩa là bạn không nên quan tâm đến tính chính xác trong điểm vào lệnh. Nhưng, trong số những thứ khác, thì điểm vào lệnh đẹp là thứ dễ quản lý hơn nhiều. Lợi ích thực sự ở đây là, nếu bạn biết rõ điều gì sẽ xảy ra, bạn vẫn có thể tham gia giao dịch, trong khi những người khác chờ đợi một cấu trúc nhất được được (tái) kiểm tra và bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là nếu thị trường đang di chuyển với nhiều động lượng.

Tóm lại, việc tập trung vào xu hướng và tín hiệu vô hiệu hoá giao dịch thay vì tập trung vào điểm vào lệnh chính xác đã mang lại cho tôi rất nhiều cơ hội giao dịch mà nhẽ ra tôi đã bỏ lỡ.



"Tôi đã học được từ SZ rằng không phải vì hành động giá quanh một mức giá không gọn gàng, mà nó có nghĩa là bạn không thể giao dịch nó."


toi-hoc-duoc-gi-tu-co-van-giao-dich-tradersz-traderviet4.png

Ý tưởng về "false break"(phá vỡ giả) đã thay đổi cách tôi nhìn nhận các mức hỗ trợ/ kháng cự và là cơ sở đằng sau một số kỹ thuật vào lệnh mà tôi sử dụng.

Giá không phải lúc nào cũng hành xử theo cách dễ đọc như trong sách giáo khoa, trong đó mọi mức hỗ trợ đều chuyển thành mức kháng cự một cách gọn gàng, mọi mức giá bị phá vỡ đều được retest (chạm lại) một cách gọn gàng và dẫn đến động thái tiếp diễn xu hướng v.v.

Tôi từng nghĩ, nếu tôi vẽ ra một ngưỡng hỗ trợ và giá xuyên thủng nó rồi quay trở lại lên trên, thì điều đó có nghĩa là mức hỗ trợ đó đã bị "bào sạch" và không còn tác dụng nữa. Bây giờ, tôi nhận ra rằng, hành động giá như vậy thường là một cú phá vỡ giả để khiến mọi người nhảy vào Sell tại cú retest trước khi di chuyển lên cao hơn.

Các nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho đường xu hướng, phạm vi giá và nhiều cấu trúc khác.

Về bản chất, SZ đã mang lại sự rõ ràng có thể áp dụng được cho cấu trúc giá mà tôi từng nghĩ là không còn phù hợp để giao dịch nữa.

"SZ là nhà giáo dục giao dịch đầu tiên tôi gặp mà có định nghĩa rõ ràng và dễ áp dụng về thuật ngữ 'tín hiệu xác nhận'."


toi-hoc-duoc-gi-tu-co-van-giao-dich-tradersz-traderviet5.jpeg

"Tín hiệu xác nhận" là một thuật ngữ khó chịu.

Nó chủ yếu được sử dụng bởi các trader trên mạng xã hội muốn "phòng vệ" cho nhận định của họ. Họ bảo họ sẽ vào lệnh nếu nó cho "tín hiệu xác nhận", nhưng chưa bao giờ thèm định nghĩa đó là gì hoặc nó trông như thế nào trên biểu đồ giá.

Kết quả: Nếu giao dịch diễn ra tốt đẹp, họ sẽ nói rằng họ đã vào lệnh nhờ tín hiệu xác nhận và kiếm được tiền. Còn nếu giao dịch không suôn sẻ, họ sẽ khen ngợi hệ thống giao dịch của họ vì đã không cung cấp cho họ tín hiệu xác nhận và do đó, bảo vệ được vốn của họ.


SZ đã làm cho ý tưởng khó hiểu này trở nên rất rõ ràng:
  • Nếu giá chạm vào ngưỡng kháng cự, xác nhận rằng ngưỡng kháng cự có thể sẽ được giữ vững nếu giá tạo đáy thấp hơn. Tại thời điểm đó, bất kỳ cú tăng giá nào đều là tín hiệu để Sell.
  • Nếu giá đi vào vùng hỗ trợ, xác nhận rằng vùng hỗ trợ có thể sẽ được giữ vững nếu giá tạo đỉnh cao hơn. Tại thời điểm đó, bất kỳ cú giảm giá nào đều là tín hiệu để Buy.
Quá là dễ hiểu phải không nào?

Nguồn: beta.cent.co

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 370 Xem / 32 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 191 Xem / 5 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 339 Xem / 4 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 223 Xem / 3 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 680 Xem / 1 Trả lời
  • thonghm trong Trao Đổi về Broker 129,250 Xem / 454 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên