Minh họa chi tiết về cách vào lệnh của James Roppel (đệ tử ruột của huyền thoại William O'neil)

Minh họa chi tiết về cách vào lệnh của James Roppel (đệ tử ruột của huyền thoại William O'neil)

Minh họa chi tiết về cách vào lệnh của James Roppel (đệ tử ruột của huyền thoại William O'neil)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,861
84,414
Hello anh em,

Nói chung anh em đợt này có vẻ hơi chán cách phân tích thị trường của huyền thoại Mạc An rồi =))), nên đợt này mình sẽ cố sưu tầm các ví dụ minh hoạ, các case study về phong cách giao dịch, thực hiện giao dịch của một số nhà giao dịch nổi tiếng.

Trước đây thì mình đã minh hoạ 1 ví dụ về cách phân tích thị trường và giao dịch của huyền thoại William O'neil rồi:

>> Đọc lại: https://traderviet.org/t/76378/

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về cách vào lệnh của đệ tử ruột của ông - trader James Roppel:

Đây là giai đoạn giá tạo nền.png


Cách vào lệnh của James Roppel khá đơn giản, mình có đánh dấu theo thứ tự 1-4 và có 1 vài note khác:
  1. Đầu tiên, anh xác định những nền giá chặt, là giai đoạn giá đi ngang kéo dài.
  2. Sau đó, anh chờ 1 tín hiệu breakout mạnh (với các cây nến có thân lớn hoặc giá tạo gap) đi kèm với khối lượng phá vỡ lớn >> Đây là điểm vào lệnh thứ nhất.
  3. Nếu giá test lại MA50 nhưng không phá vỡ mà lại "hold" và bật tăng, đó sẽ là cơ hội nhồi lệnh. Tuy nhiên, trong giao dịch này thì Roppel đã không vào lệnh khúc này mà anh đã nhồi lệnh trước đó, vào ngày 02/05, khi giá điều chỉnh nhẹ sau phá vỡ.
  4. Cuối cùng, khi giá phá vỡ xuống dưới MA50 với khối lượng lớn, anh chốt hết lệnh.
Trong giai đoạn giữ lệnh này, có 2 lưu ý về khối lượng mà chúng ta cần quan tâm:
  1. Giai đoạn 4 tháng đầu, khối lượng tăng mạnh đi kèm với xu hướng tăng của giá >> tích cực.
  2. Giai đoạn tăng sau, giá tăng nhưng khối lượng giảm >> cho thấy sự suy yếu trong việc hỗ trợ giá, đây là giai đoạn chúng ta nên cẩn trọng và dần nghĩ về các hành động chốt/đóng vị thế. Ở đây, Roppel đã quyết định chốt 25% vị thế của mình, và phần còn lại anh giữ cho đến khi giá phá vỡ MA50 với khối lượng lớn!
Tóm lại, hệ thống của Roppel cũng khá đơn giản, anh dựa vào các tín hiệu phá vỡ nền + khối lượng để vào lệnh, đóng lệnh hoặc nhồi lệnh thì dựa vào tín hiệu bật tăng/phá vỡ MA50 với khối lượng lớn. Theo mình thì phương pháp này hoàn toàn áp dụng được với thị trường chứng khoán VN, còn các thị trường khác thì anh em nghiên cứu thêm!

Chúc anh em thành tựu
Mạc An
Nguồn ảnh: James Roppel​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Theo quan điểm của Mạc An thì ý kiến thế nào với một số vướng mắc của mình nhé:

thứ nhất, khi giá break đồng pha với KL giao dịch lớn, vậy, ông ấy mua luôn trong ngày hôm đó. Hay là mua ngày hôm sau. Bùng nổ theo đà. Nếu mua luôn trong ngày thì chắc phải đợi đến gần cuối buổi chiều, khi giá và khối lượng được xác nhận

thứ 2 là, họ thường nhồi lệnh khi giá kéo ngược, nhưng bác này lại nhồi lệnh khi giá tích lũy đi ngang 1 số phiên (và vẫn còn khoảng trống với đường MA 50 bên dưới). Không biết là tại sao. Hay bác ấy cho rằng tích lũy đi ngang là đủ điều kiện nhồi thêm rồi.

thứ 3 là, khi giá kéo ngược về MA 50 và hình thành mẫu nến đảo chiều tăng, thì bác này không nhồi thêm lệnh. Phải chăng là bác ấy đã nhồi một lần rồi, và đã chốt tối đa tỷ lệ vốn cho 1 cổ phiếu, nên bác ấy không gia tăng thêm nữa.

Nhờ admin @Mạc An có thể đưa ra vài lời nhận xét với nhé. Xin cảm ơn.
 
Theo quan điểm của Mạc An thì ý kiến thế nào với một số vướng mắc của mình nhé:

thứ nhất, khi giá break đồng pha với KL giao dịch lớn, vậy, ông ấy mua luôn trong ngày hôm đó. Hay là mua ngày hôm sau. Bùng nổ theo đà. Nếu mua luôn trong ngày thì chắc phải đợi đến gần cuối buổi chiều, khi giá và khối lượng được xác nhận

thứ 2 là, họ thường nhồi lệnh khi giá kéo ngược, nhưng bác này lại nhồi lệnh khi giá tích lũy đi ngang 1 số phiên (và vẫn còn khoảng trống với đường MA 50 bên dưới). Không biết là tại sao. Hay bác ấy cho rằng tích lũy đi ngang là đủ điều kiện nhồi thêm rồi.

thứ 3 là, khi giá kéo ngược về MA 50 và hình thành mẫu nến đảo chiều tăng, thì bác này không nhồi thêm lệnh. Phải chăng là bác ấy đã nhồi một lần rồi, và đã chốt tối đa tỷ lệ vốn cho 1 cổ phiếu, nên bác ấy không gia tăng thêm nữa.

Nhờ admin @Mạc An có thể đưa ra vài lời nhận xét với nhé. Xin cảm ơn.

Đúng rồi, đây là cách để mình tập luyện + thực hành đấy bác!

1. Theo mình quan sát trên đồ thị thì ngày 17 là ngày bác ấy mua, cũng là ngày giá break, nên chắc là bác ấy xúc luôn trong ngày hôm đó.

Trường hợp mình thì mình cũng thích mua gần cuối phiên hơn chứ ít mua ngày hôm sau, vì biết đâu giá lại dễ tạo gap ngày hôm sau, lại phải chờ thêm mệt mỏi. Ở chứng việt thì có 2 trường hợp:

a, trần cứng > chịu ko làm ăn được gì, đành đợi hôm sau
b, bị úp bô ATC > có, nhưng nếu chọn đúng thời điểm mua ở thị trường tăng thì mình thấy xác suất bị úp cũng thấp lắm.

2. Về việc chọn mua tại thời điểm tích lũy chứ không phải thời điểm giá hồi về MA50, theo mình thì có thể là sau 1 số ngày nhất định sau khi phá vỡ, việc giá không điều chỉnh nhiều cho thấy lực cầu, nên có thể bác ấy nhồi lệnh tại đấy luôn!

3. Khả năng này là gần như tuyệt đối, vì giới hạn số tiền dùng cho 1 cổ phiếu thôi bác ạ!
 
Cám ơn admin @Mạc An đã có những chia sẻ nhận định. Toàn kinh nghiệm thực tiễn mà đôi khi không mua được bằng tiền.

1. Như mục 1, úp bô ATC, một số nhà đầu tư thành công cũng đã thực hiện giống như admin, đó là đưa vào bộ lọc chỉ giao dịch khi giá trong xu hướng tăng: Giá > MA 50 > EMA 150 ( EMA 200). Riêng cái này đã thoát được bao nỗi cay đắng khi bị úp bô. Tất nhiên, các vị ấy cũng đối diện bình thản với phá vỡ giả. Chỉ hạn chế bớt chứ không tránh hết được.

2. Việc mua thêm cổ phiếu khi giá tích lũy đi ngang, chứ không đợi giá kéo ngược về MA, là 1 tư duy hết sức thú vị. Là vì lâu nay, anh em toàn tư duy chờ giá kéo ngược về hỗ trợ cứng. Nhưng cách tiếp cận mới này cũng nên trải nghiệm. Thực ra, thì về nguyên tắc có lẽ không khác gì nhau. Nếu vẽ đường MA 10 thì có thể giá đã chạm lại MA 10 rồi tiếp tục tăng, nên ông ấy đã mua thêm luôn. Như Wiliam Oneil cũng đã áp dụng phương pháp nhồi lệnh khi giá chạm về MA 10 (ví dụ trang 53, 63, cuốn Canslim, sư phụ cũng đã làm vậy rồi). Nên đệ tử ruột cũng làm theo là vì thế.

Tất nhiên đây chỉ là góc độ phân tích mổ xẻ việc vào lệnh, quản lý lệnh của James Roppel thôi. Còn lựa chọn cách nhồi lệnh nào theo thực tế lại là 1 chuyện khác. Nhưng đây là 1 kinh nghiệm tham khảo và ứng dụng vào thực tế.
upload_2023-3-7_16-5-55.png


upload_2023-3-7_16-5-24.png
 
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên