[Luận bàn về phương pháp Ichimoku] - Bài 6: Bài giảng thứ ba - Lý thuyết sóng Ichimoku

[Luận bàn về phương pháp Ichimoku] - Bài 6: Bài giảng thứ ba - Lý thuyết sóng Ichimoku

[Luận bàn về phương pháp Ichimoku] - Bài 6: Bài giảng thứ ba - Lý thuyết sóng Ichimoku

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,551
34,876
Cốt lõi của đồ thị cân bằng ichimoku là “Xem thời gian như chủ đề chính của thị trường, còn giá là kết quả kéo theo sau đó”. Ngoài ra, người ta còn dạy rằng: “Sự phán đoán về giá trị trường thì tốt nhất là phải đơn giản và rõ ràng”. Giá thị trường chỉ có ba chiều hướng: “Giá tăng, giá giảm hay không dịch chuyển?”. Ngoài ra, một khi giá đã bắt đầu dịch chuyển theo một trong hai hướng là tăng hay giảm, thì chỉ có hai con đường để lựa chọn đó là mua hoặc bán, chính vì vậy nó thực sự “cực kỳ đơn giản và rõ ràng”. Điều đơn giản này trở nên rất khó khăn vì người ta hay phàn nàn rằng “nó quá nhiều thứ để xem xét”.

[Ghi chú của tác giả TungNobi]

Trading phương Đông cố gắng đơn giản hóa mọi thứ. Ở phần 1 của sách này, tác giả liên tục nhấn mạnh ichimoku là “thế giới cực kỳ sâu sắc” hay “hệ thống lý luận của đồ thị cân bằng này cực kỳ lớn”. Nhưng đến phần 3 này, thì đưa ra một lập trường trong việc quan sát giá rất đơn giản. Như vậy có phải là mâu thuẫn không?

Tôi nghĩ rằng không. Tôi cũng đồng tình với cách nhìn này. Trong bài viết “nguyên tắc những khoảng giá bằng nhau” tôi cũng đã nói lên quan điểm như vậy. Khi người ta cố gắng áp đặt quá nhiều đường trung bình và các chỉ báo lên đồ thị giá, người ta dễ rơi vào tình trạng biện luận để giá đi theo ý muốn của chính mình. Nhưng thực tế, chúng ta chỉ có rất ít lựa chọn. Có một điều ít trader nào để ý, đó là càng tăng cường thêm các lập luận thì lượng thông tin nhiễu lại càng tăng và dẫn đến xác xuất sai tăng theo.

Còn vì sao tác giả lại nói hệ thống này “sâu sắc” thì có lẽ anh em nên đọc cho hết serie này để ngộ ra câu trả lời vậy.

Giá cả thị trường nếu xét về phương diện cung cầu, thì giá sẽ có xu hướng di chuyển về nơi mà tại đó sự cân bằng giữa bên mua và bên bán đã bị phá vỡ. Đối với giá thị trường trên thực tế, việc cố gắng xem xét mối quan hệ cân bằng này, chính là xem xét đồ thị cân bằng ichimoku. Mục đích của Kijun-sen, Tenkan-sen, senko-span 1, senko-span 2, chiko-span mà đã giải thích cho đến giờ, là để đào sâu khám phá mối quan hệ cân bằng của chúng.

Thị trường sẽ chuyển động lớn một khi nó đã bắt đầu di chuyển. Để nắm bắt được cơ hội đó, những lý luận bắt buộc phải đơn giản rõ ràng hơn bất kỳ điều gì khác. Nếu đó là một cái gì đó đòi hỏi các hoạt động phức tạp, nó sẽ không kịp cho những thay đổi đột ngột về giá cả thị trường. Nó phải là một cái gì đó có thể đánh giá được ngay lập tức.

Theo như lời của cụ Ichimoku Sanjin, thì “biết được bản chất hiện tại của giá cổ phiếu” có nghĩa là biết được sức mạnh mà chính cổ phiếu đó đang có ở hiện tại. Nói cho đơn giản, nghĩa là bạn biết được giữa bên bán và bên mua thì bên nào thắng hoặc thua. Thực tế chỉ cần biết điều này thì coi như bạn đã biết đủ.

Trong tài liệu này, sau khi tôi đã giải thích từng đường của bảng cân bằng, tôi sẽ tiếp tục đến giải thích lý thuyết thời gian cơ bản trong khoảng 6 lần. Nhưng trước đó, tôi sẽ đề cập ngắn gọn trước về lý thuyết sóng và lý thuyết mức giá (lý thuyết đo bề rộng giá).

>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/67205/

[Ghi chú của tác giả TungNobi]

Xem ra, hành trình của chúng ta còn rất dài, nhưng sẽ rất thú vị cho những bài giảng sắp tới. Cái đáng tiếc là tôi không đủ thời gian để vừa dịch, vừa thực hành và đưa ra ví dụ thực tế cho anh em dễ hiểu. Nhưng tính sau đi, tôi sẽ cố gắng làm chuyện đó.

Lý thuyết sóng (波動論) của Ichimoku


Lý thuyết sóng nổi tiếng là nguyên lý sóng của Elliott, nhưng lý thuyết sóng của bảng cân bằng ichimoku thì cực kỳ đơn giản và rõ ràng, và có thể được giải thích bằng năm mẫu sau.

Screen Shot 2022-07-02 at 12.00.41.png

Hình ảnh sóng ①~③ được gọi là sóng cơ bản, cuối cùng cả tăng và giảm kết hợp với nhau để trở thành sóng N (số ③). Sóng Y được gọi là sóng mở rộng và sóng P được gọi là sóng thu hẹp. Như trong hình, theo lý thuyết biểu đồ chung, sóng Y sẽ tạo giá đỉnh mới cao hơn nhưng cũng đồng thời tạo những giá đáy mới thấp hơn, biên độ tăng giảm lớn dần lên, giá có thể lao theo một trong hai chiều hướng lên xuống.

Ngược lại, giới hạn trên của sóng P bị cắt giảm và giới hạn dưới cũng bị cắt giảm, từ đó biên độ giữa lên và xuống dần dần giảm theo và hội tụ đến một mức nhất định. Nghĩa là, nếu mức hội tụ nằm trên đường trung tâm của sóng, giá sẽ tăng lên trên, còn nếu mức hội tụ bên dưới đường trung tâm của sóng nó sẽ rơi xuống dưới và nếu nó ở ngay trên đường trung tâm, nó sẽ chuẩn bị chuyển sang hướng tiếp theo.

Screen Shot 2022-07-02 at 12.00.53.png

>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/50340/

Trong hầu hết các trường hợp, sóng Y và sóng P là sóng trung gian trước khi chuyển sang sóng tiếp theo và không giống như sóng cơ bản, chúng hầu như không xảy ra như là một cơn lớn sóng (dài khoảng thời gian 10-15 năm nếu quan sát chart ngày).

Tên của 5 sóng này được đặt tương tự theo hình dạng bảng chữ cái liên tưởng tới hình dạng của sóng. Bạn có thể xem hình để thấy ví dụ thực tế của sóng Y và sóng P xuất hiện trong chuyển động giá của Nikkei. Liên quan đến lý thuyết về sóng, tôi sẽ giải thích chi tiết hơn từ bài giảng 15 trở đi. Bài này chỉ là một sự giới thiệu ngắn gọn.

[Ghi chú của tác giả TungNobi]

Tới đây, cá nhân tôi có một chút so sánh với sóng Elliott. Trong lý thuyết sóng Elliott, một mẫu hình cơ bản sẽ gồm 5 sóng, và sóng trong sóng. Cách phân chia của Ichimoku có vẻ đơn giản hơn rất nhiều, thực chất chỉ có sóng I và sóng V là cốt lõi, còn lại chỉ là sự kết hợp giữa sóng I và sóng V mà thôi. Nếu phân theo chức năng, thì lý thuyết sóng của Ichimoku có hai dạng: sóng cơ bản và sóng trung gian, trong đó hầu hết đều là sự xuất hiện của sóng cơ bản còn sóng trung gian chiếm thiểu số để báo hiệu sớm một xu hướng mới.

Cảm nhận của tôi là, nếu quan sát và tiếp cận thị trường theo lý thuyết sóng Ichimoku thì anh em trader đỡ “say sóng” hơn, đỡ vẽ sóng và đoán sóng chằng chịt trên chart.

Nguồn: MMOers
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên