Không có tín hiệu rút lại kích thích từ FED, tại sao thị trường lại có đợt nổi giận vừa qua?

Không có tín hiệu rút lại kích thích từ FED, tại sao thị trường lại có đợt nổi giận vừa qua?

Không có tín hiệu rút lại kích thích từ FED, tại sao thị trường lại có đợt nổi giận vừa qua?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,133
29,802
Lợi tức trái phiếu chính phủ tăng vọt trong tháng này và những chao đảo trên thị trường chứng khoán đã khiến thị trường quay trở lại "cơn giận dữ" của năm 2013 - thời điểm mà triển vọng Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm chương trình mua trái phiếu của họ và khiến lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng gấp đôi chỉ trong 4 tháng và khiến 10% giá trị thị trường chúng khoán toàn cầu bị thổi bay!

Các động thái trong năm nay mặc dù là rất đáng chú ý nhưng thực sự chưa bằng ½ so với mức độ của lần đó. Cách đây 8 năm, FED thực sự đã báo hiệu việc giảm mua trái phiếu hàng tháng, chương trình kích thích kể từ vụ sụp đổ ngân hàng năm 2008. Năm nay, có rất ít hoặc không có cơ hội cho FED làm như vậy. Nếu có bất cứ điều gì, các ngân hàng trung ương có thể giảm gấp đôi việc nới lỏng.

bond.jpg


Vậy điều gì đang tàn phá thị trường trái phiếu?


Có những lo ngại rằng khi đại dịch kết thúc, hàng nghìn tỷ đô la chi tiêu của chính phủ và việc in tiền sẽ khiến lạm phát bùng phát trở lại, vượt khỏi mục tiêu trung bình 2% của FED trong thời gian dài. Ít nhất là cho đến tuần này, lạm phát cũng đã bắt đầu gia tăng.

Nhưng đó chỉ là một phần của nguyên nhân.


Kỳ vọng lạm phát 5 năm và 10 năm gắn trên thị trường trái phiếu đã bật tăng lên 2,0-2,5% - hầu như không đáng báo động và không phải là không được hoan nghênh khi FED đã phải vật lộn để đạt được mục tiêu 2% trong nhiều thập kỷ qua, và với sự thay đổi lập trường (với chính sách lạm phát trung bình được đưa ra thời gian gần đây), FED đang muốn bù đắp sự thiếu hụt lạm phát trước đó bằng việc cho nó vượt lên trên mức trung bình trong một khoảng thời gian.

Hơn nữa, một thước đo thị trường được ưa chuộng khác - hoán đổi lạm phát kỳ hạn 5 năm - cho thấy triển vọng thấp hơn đến 75 điểm cơ bản so với mức 3% đạt được hồi năm 2013 và bây giờ đang giảm mạnh trở lại.

Chủ tịch FED Powell, nói với Quốc hội Mỹ tuần trước rằng FED rất vui khi thấy lạm phát tạm thời tăng vọt lên 3% hoặc hơn vào cuối năm nay, khi nền kinh tế mở cửa trở lại sau đại dịch.

zz15.png


Ông Powell cho biết thêm, việc lạm phát vượt quá 2% một cách bền vững thời hậu Covid có thể kéo dài đến hơn 3 năm. Và đây rõ ràng là tín hiệu cho thấy ông chủ của FED không sốt sắng trong việc nâng lãi suất/ rút lại các kích thích.

Các nhà kinh tế thị trường có xu hướng đồng ý về đánh giá lạm phát của ông. Điển hình là nhà kinh tế Paul Donovan của UBS cho biết: “Đây là một đợt lạm phát tăng đột biến tạm thời mà các nhà đầu tư nên bỏ qua.” Ông nói thêm rằng tác động của việc mở cửa trở lại các lĩnh vực dịch vụ như du lịch, giải trí và bán lẻ có thể quan trọng hơn vào cuối năm nay, nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu chú ý quá nhiều đến các tin tức về lạm phát trước khi các nền kinh tế được bình thường hoá.

Vậy tại sao thị trường lại nổi giận?


Hiện tại, lợi suất danh nghĩa 10 năm của Hoa Kỳ chỉ quay trở lại mức cũ của 12 tháng trước - bất chấp việc chính phủ đã bơm hàng nghìn tỷ USD vào nền kinh tế còn FED thì mua tài sản với tốc độ lên đến 120 tỷ USD hàng tháng.

Có thể không có gì xấu nếu lãi suất dài hạn tăng cao và bắt đầu “chọc thủng” bong bóng thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nếu các điều kiện tín dụng bị siết chặt hơn khiến quá trình phục hồi kinh tế bị chậm lại, chắc chắn nó sẽ gặp sự phản kháng.

Với việc lợi suất được điều chỉnh theo lạm phát cũng ở mức cao nhất trong 6 tháng, rõ ràng lạm phát không phải là tất cả vấn đề.

Và với lợi suất trái phiếu kho bạc, lãi suất trên thị trường triền tệ được giữ quanh mức 0 và tiền mặt được bơm tràn ngập thị trường, nó không gây ra những rắc rối tín dụng ngắn hạn nào. Thị trường tràn ngập tiền mặt - bản thân nó là một thứ khiến người quan tâm đến lạm phát lo sợ.

Nhiều người đang xem xét cơ chế bán nợ của Bộ tài chính Mỹ.


Để chuẩn bị cho khoản kích thích tài khoá 1.9 nghìn tỷ USD của chính phủ Biden, Bộ Tài chính Mỹ đang bắt đầu rút bớt tài khoản 1.6 nghìn tỷ USD tại FED và thanh toán hàng trăm tỷ tín phiếu Kho bạc, do đó, để lại tình trạng thiếu hụt tín phiếu phi rủi ro cho các quỹ tiền tệ, và kết quả là lãi suất được giữ quanh mức 0.

Doanh số bán tín phiếu ít hơn so với trái phiếu kỳ hạn dài, phần nào giải thích cho đường cong lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2-30 năm đang là dốc nhất kể từ 2015.

Và nếu thị trường trái phiếu tức giận nhiều hơn bởi động lực cung hơn là (triển vọng) thắt chặt chính sách của FED hoặc về lạm phát, thì thậm chí đợt hỗn loạn này còn chóng vánh hơn cả hồi năm 2013.

Tham khảo: Reuters
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 0 Xem / 3 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 123 Xem / 4 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 641 Xem / 47 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 306 Xem / 3 Trả lời
  • haruking trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 31,207 Xem / 111 Trả lời
  • Smart_Money trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 494 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 427 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên