Iceberg Order và cách chúng ta đọc vị thời điểm tham gia thị trường của các tổ chức tài chính lớn

Iceberg Order và cách chúng ta đọc vị thời điểm tham gia thị trường của các tổ chức tài chính lớn

Iceberg Order và cách chúng ta đọc vị thời điểm tham gia thị trường của các tổ chức tài chính lớn

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,870
84,470
Hello anh em,

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về 1 dạng lệnh có tên gọi khá mỹ miều là "Iceberg Order", có nghĩa là "Lệnh tảng băng trôi"

Iceberg Order là gì


Iceberg Order là thuật ngữ ám chỉ một lệnh mua/bán lớn được chia thành các lệnh nhỏ hơn, thường được đặt dưới dạng lệnh chờ, thông qua những chương trình đặt lệnh tự động (bot, AI). Mục đích của hành động này là che giấu khối lượng thực tế. Iceberg dịch sang tiếng Việt là "tảng băng trôi"; thuật ngữ này xuất phát từ thực tế là chúng ta chỉ có thể nhìn thấy "phần nổi của tảng băng trôi", còn mục đích thực sự của các tổ chức lớn đã được “ẩn dấu bên dưới tảng băng trôi" này.

1.1.png

Về mục đích của lệnh này thì khá đơn giản, khi các tổ chức/quỹ muốn mua/gom một lượng lớn cổ phiếu hoặc tài sản, họ không thể mua một lúc với khối lượng lớn. Bởi khi làm như vậy, thứ nhất có thể là thanh khoản không đủ; thứ hai là để lộ manh mối, khiến các đám đông nhỏ lẻ không chịu nhả hàng hoặc "đu" theo; thứ ba là những khối lệnh lớn có thể ảnh hưởng mạnh đến thị trường.



Hiểu hơn về Iceberg Order


Như đã giới thiệu ở trên, Iceberg Order thường được các nhà đầu tư tổ chức sử dụng để mua hoặc bán số lượng lớn chứng khoán hoặc tài sản mà không để cho thị trường biết hoặc tránh gây nhiễu loạn thị trường bởi chỉ một phần nhỏ trên tổng lệnh của họ có thể nhìn thấy được trên “sổ lệnh cấp 2” (Level 2 order books)* tại một thời điểm cụ thể. Bằng cách che giấu độ lớn của lệnh, Iceberg Order hạn chế biến động gây ra bởi sự thay đổi cung/cầu của một cổ phiếu hoặc tài sản.

* Sổ lệnh cấp 2: Khi quan sát các bảng lệnh, chúng ta sẽ thấy 1 sổ lệnh hiển thị giá chào mua, hỏi bán, khối lượng, mức giá giao dịch cuối cùng, khối lượng giao dịch cuối cùng,... Chúng sẽ chỉ hiển thị tầm một vài lệnh chờ gì đấy, chứ không hiển thị toàn bộ, giống như hình bên dưới.

1.png

Khi một nhà đầu tư tổ chức muốn tránh đặt một lệnh bán lớn có thể gây hoảng loạn cho thị trường, họ sẽ đặt một loạt các lệnh chờ bán nhỏ hơn, hợp lý hơn để che đậy áp lực bán hiện có. Ngược lại, nếu một nhà đầu tư tổ chức muốn mua cổ phiếu ở mức giá thấp và muốn đám đông nhỏ lẻ “đu” theo sẽ đặt một loạt các lệnh chờ mua nhỏ mà các nhà giao dịch trong ngày không thể biết là cổ phiếu đang được gom.

2.png


Ví dụ: Giả sử một quỹ hưu trí lớn muốn đầu tư 5 triệu đô la vào cổ phiếu ABC. Tin tức về khoản đầu tư của quỹ có thể khiến giá của ABC tăng đột biến trong một khoảng thời gian ngắn. Để tránh điều đó xảy ra, quỹ sẽ sử dụng Iceberg Order để chia khối lượng mua thành các lô nhỏ hơn trị giá 500.000 đô la mỗi lô.



Cách ‘phỏng đoán' khi nào Iceberg Order xuất hiện trên thị trường


Các nhà giao dịch có thể ‘phỏng đoán' sự xuất hiện của Iceberg Order bằng cách quan sát sổ lệnh. Khi thấy một loạt các lệnh chờ có khối lượng tương đương nhau xuất hiện liên tục, chúng ta có thể đặt ‘nghi vấn’ là có một nhà đầu tư tổ chức nào đó đang sử dụng Iceberg Order bởi vì dạng lệnh này thường được đặt bởi bot, AI trên các nền tảng đặt lệnh trực tiếp, như đã đề cập ở bên trên. Ví dụ: một nhà đầu tư tổ chức có thể chia lệnh mua 1 triệu cổ phiếu thành mười lệnh khác nhau với mỗi lệnh 100.000 cổ phiếu xuất hiện đều đặn trong 1 khoảng thời gian nào đó. Các nhà giao dịch phải theo dõi chặt chẽ để nắm bắt quy luật & nhận ra rằng các lệnh này đang được thực hiện trên thời gian thực.

3.png

Trong hình bên trên, chúng ta có thể thấy một loạt những lệnh chờ với khối lượng gần tương đương (5.658) xuất hiện trên 1 sổ lệnh. Đây là dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện của Iceberg Order.
Khi nhận ra được quy luật và dự đoán được sự tham gia của tay to trên thị trường, chúng ta có thể tận dụng và mua cổ phiếu ngay trên các mức này. Nói cách khác, vùng giá mà có Iceberg Order có thể đóng vai trò là các vùng hỗ trợkháng cự đáng tin cậy giúp chúng ta tham gia giao dịch.

Ví dụ khác: một nhà giao dịch trong ngày nhận thấy khối lượng bán tăng cao ở một mức giá nhất định và một loạt các lệnh bán có quy mô tương tự xuất hiện. Đây có thể là dấu hiệu của một Iceberg Order & nhà giao dịch này có thể đưa ra quyết định bán khống cổ phiếu.

Tham khảo: Investopedia, daytradetheworld, cointelegraph​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách của Phù Thủy Trader Mark Minervini

Mark Minervini là một huyền thoại của giới trading toàn cầu. Bộ sách này mang đến các kiến thức cơ bản nhất về phương pháp giao dịch của Mark Minervini
Chỉnh sửa lần cuối:
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên