Học trading cùng trader chuyên nghiệp Brent Donnelly – Bài học số 7: Cách tiếp cận “top-down” hay “bottom-up”

Học trading cùng trader chuyên nghiệp Brent Donnelly – Bài học số 7: Cách tiếp cận “top-down” hay “bottom-up”

Học trading cùng trader chuyên nghiệp Brent Donnelly – Bài học số 7: Cách tiếp cận “top-down” hay “bottom-up”

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,173
29,884
Xin chào anh em,

Đã khá lâu rồi chúng ta mới trở lại với các bài học từ Trader chuyên nghiệp Brent Donnelly, và tuần này chúng ta sẽ nghe ông nói về cách tiếp cận phân tích thị trường giữa kiểu top-down (từ trên xuống) và bottom-up (từ dưới lên) để xem cái nào là tối ưu và anh em nên áp dụng cách tiếp cận nào nhé!

Bài học tuần 7: Cách tiếp cận “top-down” hay “bottom-up”?

-----​

Từ trên xuống hay từ dưới lên?


Tôi là một nhà giao dịch tiền tệ và tôi áp dụng phương pháp phân tích top-down, tức đi từ trên xuống dưới, từ lớn đến bé. Bạn nhìn vào bức tranh vĩ mô toàn cầu, đi sâu vào các chi tiết cụ thể của quốc gia, xem xét các loại tài sản trong mỗi quốc gia, phát triển lý luận, sau đó triển khai nó thông qua các cặp tiền tệ khác nhau hoặc các công cụ phái sinh của chúng. Ví dụ, nếu bạn nghĩ rằng tăng trưởng toàn cầu có vẻ tốt, bạn mua tiền tệ hàng hóa. Nếu bạn nghĩ rằng tỷ giá và dầu của Hoa Kỳ đang tăng cao hơn, bạn mua USDJPY…

Ngược lại, các nhà giao dịch cổ phiếu có xu hướng phân tích kiểu bottom-up, tức đi từ dưới lên trên, từ bé đến lớn. Họ sẽ phân tích các công ty và đưa ra quyết định đối với từng cổ phiếu dựa trên đánh giá của họ về công ty, triển vọng thu nhập trong tương lai, chất lượng quản lý, v.v.

Screen Shot 2022-09-30 at 16.04.33.png

>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/53243/

Vậy kiểu phân tích nào mới là tối ưu?


Theo tôi, các tiếp cận kiểu Top-Down hay Bottom-Upkhông nhất thiết là cách tiếp cận đúng hay sai. Tôi tin rằng sự kết hợp của cả hai là tốt nhất.

Điều đó có thể có ý nghĩa khác nhau, tuỳ thuộc vào việc bạn giao dịch cái gì. Nhưng phân tích bottom-up phân tích từ dưới lên thường không được nhiều người quan tâm bởi các yếu tố vĩ mô toàn cầu chi phối rất mạnh mẽ hiệu suất của từng loại tiền tệ và từng loại chứng khoán.

Ví dụ: bạn có thể phân tích cực tốt các chính sách của NHTW Úc (RBA) và giao dịch theo các chính sách này, nhưng nếu Trung Quốc rơi vào suy thoái, đồng giảm 40% và Fed tăng 100 bps… sự hawkish của RBA sẽ không giúp ích được gì nhiều cho bạn. Hoặc bạn có thể phân tích rất tốt về tình hình cung-cầu trên thị trường đồng, nhưng nếu 16 nước lớn đều thực hiện các kích thích tài khóa cùng một lúc, thì “luận điểm về tình trạng dư thừa đồng khiến giá giảm” của bạn sẽ không hiệu quả.

Điều này đi vào triết lý tổng thể của tôi, đó là bạn cần chuyên môn hóa một thị trường nhưng phải hiểu các thị trường và các biến số khác ảnh hưởng như thế nào đến thị trường đó. Nếu công việc của bạn là chọn cổ phiếu thì kiểu Bottom-Up từ dưới lên sẽ có tác dụng.

Các tiếp cận Top-Down mà nhiều người sử dụng khi phân tích thị trường:

Screen Shot 2022-09-30 at 14.57.57.png
>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/69292/

Phân tích kiểu Bottom-Up từ dưới lên được đánh giá cao hơn đối với thị trường chứng khoán so với các thị trường khác vì những nhà phân tích đó thường làm việc cho các công ty hoặc nhà đầu tư muốn mua và nắm giữ. Họ muốn những khoản đầu tư tốt nhất và những công ty tốt nhất, không phải là một quyết định long hay short ngắn hạn. Nếu bạn đang chọn cổ phiếu cho một danh mục đầu tư dài hạn, thì việc tập trung vào kinh tế vi mô sẽ có ý nghĩa.

Nhưng có một mô hình kim tự tháp tương tự cho mọi loại tài sản. Ví dụ, đây là một bản phác thảo sơ bộ về các nhân tố cần phân tích của nhà giao dịch vĩ mô toàn cầu khi nhìn vào Úc. Giả sử ai đó đang lạc quan về Úc… Họ có thể nhìn từ dưới lên hoặc từ trên xuống như thế này:

Screen Shot 2022-09-30 at 14.58.17.png

Rõ ràng, cách tiếp cận Top-Down trong trường hợp này là có ý nghĩa hơn, và trên thực tế, hầu hết các nhà giao dịch sẽ thực hiện phân tích lên hoặc xuống xung quanh các yếu tố này, chỉ là thứ tự khác nhau mà thôi.

Nhìn chung, nếu bạn quá tập trung vào các yếu tố vi mô (tiểu tiết), bạn sẽ bỏ lỡ bức tranh tổng thể. Và ngược lại, nếu quá tập trung vào bức tranh tổng thể, chiến thuật của bạn sẽ trở nên tồi tệ.

Tham khảo: 50in50
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 225 Xem / 5 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 279 Xem / 7 Trả lời
  • khiconcon trong Trao Đổi về Broker 146 Xem / 6 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 568 Xem / 18 Trả lời
  • UK LEE trong Phân tích Hàng hóa Phái sinh 134 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên