Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi III - Chương 15): 7 nguyên tắc của J.M. Hurst về lý thuyết chu kỳ (phần I)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi III - Chương 15): 7 nguyên tắc của J.M. Hurst về lý thuyết chu kỳ (phần I)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi III - Chương 15): 7 nguyên tắc của J.M. Hurst về lý thuyết chu kỳ (phần I)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,861
84,414
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của traderviet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được traderviet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.

----

J.M. Hurst đã phác thảo các nguyên tắc của lý thuyết chu kỳ trong cuốn sách “Ma thuật trong việc kiếm lợi nhuận đến từ khả năng xác định thời điểm giao dịch chứng khoán - Profit Magic of Stock Transaction Timing”. Ông đặt ra 7 nguyên tắc chung áp dụng cho phân tích chu kỳ của tất cả các thị trường tài chính:

1. Tính chu kỳ: Tất cả các thị trường tài chính đều có chu kỳ.
2. Tính hài hòa: Các chu kỳ có quan hệ với nhau bằng bội số của 2 và 3.
3. Tính tổng hợp: Giá là một sóng tổng hợp của tổng các chu kỳ riêng lẻ.
4. Tính đồng bộ: Đáy của chu kỳ có xu hướng là đáy của giá.
5. Tính tỷ lệ: Khoảng thời gian của một chu kỳ tỉ lệ với biên độ của nó.
6. Tính danh nghĩa: Một số chu kỳ sóng phổ biến hơn những chu kỳ khác.
7. Tính thay đổi (tính biến thiên): Thị trường tài chính sẽ không tuân theo 1 quy luật hoàn hảo về mặt lý thuyết.​

Bây giờ chúng ta sẽ khám phá từng nguyên tắc này một cách chi tiết hơn:

Tính chu kỳ: Tất cả các thị trường tài chính đều bị ảnh hưởng bởi các chu kỳ. Chúng ta có thể sử dụng các nguyên tắc, công cụ và logic giống nhau cho dù chúng ta đang phân tích cổ phiếu, chứng khoán có lợi tức cố định, hàng hóa hay thị trường ngoại hối.

Tính hài hòa: Một chu kỳ chi phối sẽ tạo ra các sóng hài hoà có tương quan với nhau thông qua các số nguyên tố nhỏ, phổ biến nhất là bội số của 2 hoặc ít phổ biến hơn là bội số của 3. Chúng được gọi là sóng hài hoà bậc 2 và bậc 3. Chúng cũng có thể là nghịch đảo của các số nguyên nhỏ, thường là 1⁄2 hoặc ít phổ biến hơn là 1/3. Chúng được gọi là sóng hài hoà bậc 1/2 và bậc 1/3.

Ví dụ, Chu kỳ chi phối 100 ngày sẽ chứa các sóng hài hoà nhỏ hơn thông qua phép chia:

Sóng hài hoà bậc 2 = 100/2 = 50 ngày
Sóng hài hoà bậc 3 = 100/3 = 33,33 ngày
Sóng hài hoà bậc 4 = 100/4 = 25 ngày

Hoặc các sóng hài hoà lớn hơn thông qua phép nhân:

Sóng hài hoà bậc 1/2 = 100x2 = 200 ngày
Sóng hài hoà bậc 1/3 = 100x3 = 300 ngày
Sóng hài hoà bậc 1/4 = 100x4 = 400 ngày

Hình minh họa bên dưới hiển thị tương quan giữa chu kỳ chủ đạo và sóng hài hoà bậc 2, bậc 3 của nó. Hình minh họa này bỏ qua nguyên tắc tỷ lệ, chỉ để nhấn mạnh các sóng hài hoà.

upload_2023-5-11_17-51-34.png

Trong hình trên, chúng ta có chu kỳ chi phối là 100 ngày, và bên trong nó có 2 sóng hài hòa, là 2 chu kỳ nhỏ hơn (chu kỳ 50 ngày và 33 ngày)​

Hãy nhớ hiểu rằng trong ví dụ trên, tất cả các sóng hài đều liên quan đến chu kỳ chi phối và do đó đều thuộc cùng một "họ toán học". Sự hiện diện của chúng xác nhận chu kỳ chi phối và chúng có thể được sử dụng để tinh chỉnh mô hình chu kỳ.

Ngoài ra, hãy lưu ý rằng thị trường có thể có nhiều hơn một chu kỳ (và sóng hài hòa tương ứng của nó) xuất hiện cùng một lúc. Điều này thường xảy ra với thị trường ngũ cốc và giúp giải thích đặc điểm hỗn loạn, lắt léo về hành vi giá của chúng.

upload_2023-5-11_17-52-58.png

Sóng tổng hợp là tổng của 2 chu kỳ riêng lẻ, đỉnh của chu kỳ chi phối (100 ngày) và đáy của chu kỳ hài hòa bậc 2 (50 ngày) cộng lại sẽ được 1 vùng trũng nằm giữa 2 đỉnh.​

Tính tổng hợp: Trong lý thuyết chu kỳ, giá được xem như một sóng tổng hợp của các chu kỳ riêng lẻ cũng như xu hướng. Tất cả các chu kỳ đều có trọng số như nhau trong một mô hình chu kỳ lý thuyết. Hình minh hoạ bên trên thể hiện một chu kì chi phối và sóng hài hòa bậc 2 của nó. Hai chu kỳ này cộng lại với nhau sẽ tạo ra sóng tổng hợp - chính là hành vi giá nằm ở phía trên. Lưu ý rằng, tổng của hai chu kỳ tạo ra một mức giảm thường tìm thấy đỉnh của chu kỳ chi phối. Đây là một tín hiệu quan trọng được gọi là "sự sụt giảm giữa chu kỳ". Hình minh họa này bỏ qua nguyên tắc tỷ lệ và chỉ dùng để nhấn mạnh tổng của chu kỳ chi phối và chu kỳ hài hòa bậc 2.

----

Bài học phía trên được biên tập lại bởi traderviet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!


Chúc anh em ôn tập tốt!
Mạc An
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch
Chỉnh sửa lần cuối:
thank Mạc An tác giả. mình thấy kiến thức rất quý và bổ ích .mình rất quan tâm kiến thức của bạn chia sẻ.B có thể chia sẻ cho mình theo email: [email protected]
Thank Mạc An !:)
 
Chào bác, mình rất thích và quan tâm nhiều về bài viết này. Hiện tại, mình đang tìm hiểu và học hỏi rất nhiều các kiến thức về chu kỳ.
Rất mong bác có thể chia sẻ thêm kiến thức hoặc tài liệu cho minh qua email: [email protected]
Thanks Mạc An!
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên