Hệ thống Market Maker Method của Steve Mauro - Phần 3 - Hồi 2: Các mô hình được MM sử dụng để bẫy trader nhỏ lẻ

Hệ thống Market Maker Method của Steve Mauro - Phần 3 - Hồi 2: Các mô hình được MM sử dụng để bẫy trader nhỏ lẻ

Hệ thống Market Maker Method của Steve Mauro - Phần 3 - Hồi 2: Các mô hình được MM sử dụng để bẫy trader nhỏ lẻ

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,409
29,073
Phần này chúng ta đi tiếp 3 mô hình tiếp theo trong hệ thống MMM. Đây là những mô hình quan trọng nhất mà chúng ta sẽ quan sát thị trường để lên kế hoạch giao dịch.

Anh em nào chưa đọc phần trước thì có thể xem lại ở link bên dưới:



Mô hình 3: Trapping Volume (Bẫy khối lượng)


Tại mức hình thành đỉnh hoặc đáy của thị trường, chúng ta sẽ thấy đôi khi xuất hiện một cú hích và hành động giá thời điểm đó sẽ được chứa bởi đường xu hướng.

Nhưng thực sự là điều gì đang xảy ra ở đây?

Các nhà tạo lập thị trường đang hình thành một bẫy khối lượng thời điểm này và điều quan trọng cần lưu ý rằng mỗi lần thị trường tăng hoặc giảm đột biến, tức là thị trường có sự tăng giảm trong khối lượng một cách đột ngột so với các đợt tăng giảm trước đó để bất kỳ giao dịch mới nào được thực hiện theo hướng tăng hoặc giảm đều không có cơ hội sinh lãi.

Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2023-9-19_11-35-34.png

Đáy thấp ban đầu được xác định và theo sau đó là 2 lần giảm xuống nữa nhưng đặc điểm quan trọng cần chú ý là mỗi lần thị trường tăng lên cao hơn mức tăng trước đó, điều này đã ngăn cản những người nắm giữ vị thế bán khống thu được bất kỳ khoản lợi nhuận nào đồng thời lại có thể khuyến khích những người bán khống mới tham gia thị trường ở vùng này.

Các bạn nhìn hình bên dưới là biểu đồ thực tế của mô hình bẫy khối lượng:

upload_2023-9-19_11-35-51.png



Mô hình 4: Cơ chế bẫy khối lượng ở mô hình Nêm


Có thể thấy được rằng, mô hình bẫy khối lượng rất giống với việc hình thành các mô hình như mô hình nêm hoặc mô hình cờ đuôi nheo.

Tương tự, theo cơ chế bẫy khối lượng được mô tả ở mô hình số 3, mô hình nêm hoặc mô hình cờ đuôi nheo hoạt động theo cách tương tự. Ngoại trừ việc bẫy khối lượng sẽ được hình thành ở cả 2 hướng.

Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2023-9-19_11-36-23.png



Các bạn có thể thấy được rằng phạm vi phía dưới của mô hình nêm, mỗi đợt giảm lại hình thành đáy cao hơn khi chạm đến đường xu hướng. Điều này đảm bảo rằng không có giao dịch bán khống nào ở các vùng này có thể mang lại lợi nhuận cho nhà giao dịch.

Tương tự, ở phạm vi phía trên của mô hình nêm, ta thấy đỉnh được hình thành thấp hơn đỉnh trước đó và bẫy những nhà giao dịch nào mua vào ở các mức cao hơn và sau đó đẩy giá xuống ngược trở lại.

Không có cách nào có thể dự đoán được hướng giá cuối cùng sẽ phá vỡ, điều này sẽ được xác định bởi khối lượng ròng xảy ra. Hay nói cách khác, nếu như các vị thế bán bị bẫy nhiều hơn so với các vị thế mua thì mô hình nêm sẽ bị phá vỡ theo hướng tăng lên. Và ngược lại.

Như hình trên anh em có thể thấy được là thị trường phá vỡ tăng giá, như thế trong giai đoạn của mô hình nêm này có nhiều người bán ra bị bẫy hơn so với người mua nên thị trường phá vỡ tăng giá.

Các bạn nhìn biểu đồ thực tế của mô hình nêm:

upload_2023-9-19_11-36-55.png

Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy được khối lượng ở đỉnh nhiều hơn, nhiều người mua lên bị bẫy giá hơn thế cho nên thị trường phá vỡ theo hướng giảm giá.

Đây là mô hình tiếp theo mà sau này chúng ta sẽ nhận dạng nó trên biểu đồ để lên chiến lược giao dịch.






Mô hình 5: Các đỉnh đáy có hiệu lực


Đây là mô hình mà chúng ta thường gặp nhất trên biểu đồ, nó xảy ra khá thường xuyên.

Mô hình này cơ bản là, miễn chúng ta thấy giá vẫn ở phía trên đáy trước đó hoặc dưới đỉnh trước đó sau khi bạn vào lệnh, thì điểm vào lệnh đó vẫn hợp lệ.

Tuy nhiên thì cần phải thận trọng khi diễn giải hành động giá khi thị trường vượt qua đỉnh hoặc đáy trước đó nhưng cuối cùng lại đóng cửa theo hướng ngược lại bên dưới đỉnh trước hoặc phía trên đáy trước.

Trong những trường hợp này thì các nhà tạo lập thị trường đã đẩy giá vượt qua đỉnh hoặc đáy trước đó để quét điểm dừng lỗ cũng như tiếp tục khuyến khích trader nhỏ lẻ tham gia giao dịch sai hướng, từ đó họ có thể hưởng lợi từ động thái này.

Đây là cách mà MM quét dừng lỗ tại vùng đỉnh, các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2023-9-19_11-37-27.png

Giá vượt lên phía trên đỉnh trước đó nhưng sau đó lại nhanh chóng giảm ngược trở lại và đóng cửa xuống bên dưới đỉnh trước. Và trong trường hợp này thì đỉnh trước đó vẫn còn hợp lệ và chúng ta vẫn có thể sử dụng nó để giao dịch được.

Còn tiếp...

Phần tới chúng ta sẽ đi nốt các mô hình mà MM dùng để bẫy các trader nhỏ lẻ còn lại. Tuy nhiên thì phần 3 này chưa kết thúc ở đó, chúng ta còn phải tìm hiểu các động thái hành động giá di chuyển trong ngày, trong đó có việc hình thành đỉnh đáy của ngày và tín hiệu quét dừng lỗ hoạt động như thế nào, thị trường đảo chiều ra sao. Và sau đó là học đếm mô hình chu kỳ 3 ngày và chu kỳ trong ngày.

Những kiến thức này cực kỳ quan trọng trong việc tìm kiếm được điểm vào lệnh và thiết lập giao dịch chất lượng cho chúng ta.

Mời anh em tham khảo nhé.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 61 Xem / 1 Trả lời
  • Lê Phạm Hoàn trong Hội Trader giao dịch Quỹ 127 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 852 Xem / 32 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 171 Xem / 1 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 302 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 503 Xem / 24 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên