Đồn đoán can thiệp tiền tệ trở lại khi USDJPY vi phạm mốc 150 quan trọng

Đồn đoán can thiệp tiền tệ trở lại khi USDJPY vi phạm mốc 150 quan trọng

Đồn đoán can thiệp tiền tệ trở lại khi USDJPY vi phạm mốc 150 quan trọng

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,148
29,846
Bước vào tuần cuối cùng của tháng 10, đồng JPY đã lại một lần nữa nhanh chóng yếu đi và vi phạm mức 150 so với đồng USD khi chênh lệch lợi suất trái phiếu của Mỹ và Nhật tiếp tục đè nặng lên JPY, đồng tiền (chính) có hiệu suất kém nhất trong năm.

Nó đã chạm mức 150,11 so với USD vào đầu phiên Á thứ Hai trước khi nhanh chóng phục hồi trong bối cảnh sức ép từ việc bán USD liên quan đến các giao dịch quyền chọn và các giao dịch thuật toán.

Các nhà giao dịch thận trọng khi đặt cược vào khả năng đồng tiền này tiếp tục giảm giá do có nguy cơ bị chính quyền Nhật Bản can thiệp. Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki tuần trước cho biết điều quan trọng là phải có sự ổn định trên thị trường ngoại hối và chúng phải phản ánh các nguyên tắc cơ bản.

Yukio Ishizuki, chiến lược gia tiền tệ cấp cao tại Daiwa Securities Co. ở Tokyo, cho biết: “USDJPY đã phá mức 150 trong nhiều giờ với tính thanh khoản thấp và ít người tham gia thị trường, có thể do các nhà đầu cơ dẫn đầu. Mức giá phía trên 150 đang chịu áp lực trong bối cảnh lo ngại ngày càng gia tăng về khả năng can thiệp tỷ giá của Tokyo.

JPY 05.jpg



Fukuhiro Ezawa, người đứng đầu thị trường tài chính tại Ngân hàng Standard Chartered tại Tokyo, cho biết sự phục hồi nhanh chóng của đồng yên từ mức trên 150 cũng có dấu hiệu “được kích hoạt bởi các giao dịch thuật toán được thực hiện tự động do lo ngại về sự can thiệp”.

Sự chênh lệch lãi suất rộng với Mỹ được thể hiện qua lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm ở mức 4,96%, cao gần gấp sáu lần so với lãi suất tương đương của Nhật Bản là 0,835%. Sự khác biệt trong thiết lập chính sách tiền tệ cũng đang làm tăng thêm khoảng cách đó và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda cho biết hôm thứ Sáu rằng BOJ sẽ tiếp tục kiên nhẫn duy trì các thiết lập phù hợp nhằm đạt được mục tiêu lạm phát 2% ổn định và bền vững.

Các nhà giao dịch đang lo lắng khi cuộc họp chính sách của BOJ sắp diễn ra (vào ngày 30-31 tháng 10) giữa lúc căng thẳng ở Trung Đông làm gia tăng sự bất ổn trên thị trường toàn cầu.

Các nhà đầu tư cũng đang xem xét một báo cáo của Nikkei rằng các quan chức BOJ đang cân nhắc câu hỏi liệu có nên điều chỉnh chương trình kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) hay không khi lãi suất dài hạn trong nước tăng cao cùng với lãi suất ở Mỹ.

Rodrigo Catril, chiến lược gia tiền tệ tại Ngân hàng Quốc gia Australia ở Sydney, cho biết về chương trình YCC: “Nếu BOJ muốn thấy đồng yên mạnh hơn, tôi nghĩ họ (BoJ) sẽ cần phải làm nhiều việc hơn là chỉ mở rộng biên độ một lần nữa. Thị trường có lý khi phải thận trọng.”

Theo RBC BlueBay Asset Management, một sự điều chỉnh đối với chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo của BOJ trong tháng này có thể đẩy USDJPY về mốc 145, đặc biệt là khi BoJ cảnh báo về việc có thể sắp tăng lãi suất.




Theo phần lớn trong số 315 người trả lời trong cuộc khảo sát Live Pulse của Bloomberg Markets, ngân hàng trung ương có thể sẽ dỡ bỏ chính sách lãi suất âm bất thường của họ trong năm 2024.

Trước đó, vào đầu tháng, USDJPY đã có lúc vượt lên trên mức 150, tại 150,16 và đột ngột đảo ngược sau đó, giảm mạnh về mức 147,43, làm dấy lên suy đoán rằng Nhật Bản đã tham gia thị trường để hỗ trợ đồng JPY. Các quan chức chính phủ cấp cao của Nhật đã từ chối làm rõ liệu họ có can thiệp hay không.

Nhật Bản đã chi khoảng 9 nghìn tỷ yên (60 tỷ USD) vào tháng 9 và tháng 10 năm ngoái trong ba lần trong lần can thiệp, đánh dầu lần đầu tiên họ hỗ trợ đồng yên kể từ năm 1998. Năm nay, đồng tiền này đã suy yếu hơn 12% so với USD, khiến nó trở thành đồng tiền tệ nhất trong nhóm G10.

Quan chức tiền tệ hàng đầu của Nhật Bản Masato Kanda đã nói rằng về nguyên tắc chung, việc tăng lãi suất và các biện pháp can thiệp là những cách để ứng phó với những biến động tiền tệ quá mức. Ông cam kết sẽ hành động nếu cần thiết trước những biến động quá mức nhưng từ chối cho biết liệu những động thái gần đây của thị trường có phải là can thiệp hay không.

Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết họ không thấy có yếu tố nào có thể buộc Nhật Bản can thiệp vào thị trường ngoại hối để hỗ trợ đồng Yên.

Tham khảo: BloombergBnn

Bài viết được tài trợ bởi XM - công ty Fintech được cấp phép và kiểm soát, với 14 năm kinh nghiệm. Xem chi tiết tại đây.
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 743 Xem / 32 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 130 Xem / 1 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 231 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 465 Xem / 24 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 193 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên