DẦU THÔ: giằng co ngắn hạn trước cuộc chiến truyền thông giữa Mỹ và OPEC+

DẦU THÔ: giằng co ngắn hạn trước cuộc chiến truyền thông giữa Mỹ và OPEC+

DẦU THÔ: giằng co ngắn hạn trước cuộc chiến truyền thông giữa Mỹ và OPEC+
414
926
*** Bài viết do Saigon Futures gửi cho TraderViet ***
----

Giá dầu thô trong tuần qua đã tăng mạnh và liên tục giằng co trước cuộc chiến truyền thông của các bên liên quan đến việc khôi phục thoả thuận hạt nhân Iran JCPOA. Trong các phiên đầu tuần, giá dầu đã nhận được hỗ trợ từ việc dòng chảy dầu Kazach qua đường ống CPC chạy ngang lãnh thổ Nga đã bị tạm ngưng do hư hỏng thiết bị. Sau đó, giá đã giảm khi các tín hiệu từ phía Mỹ và Iran cho thấy khả năng tái ký kết thoả thuận tăng cao, trước khi tăng trở lại với việc khối OPEC+ liên tục đưa ra các phát ngôn rằng khối sẽ cắt giảm sản lượng để cân bằng cung-cầu nếu nguồn cung từ Iran quay lại thị trường quốc tế. Trong tương lai gần, dự kiến thị trường sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến của cuộc đàm phán giữa Mỹ-Iran, và giá dầu thô sẽ tiếp tục giằng co trước những hành động của các bên liên quan.

Nhu cầu nhập khẩu dầu thô từ Trung Quốc sụt giảm


upload_2022-8-25_16-16-30.png

Trung Quốc đang vô tình giúp giảm bớt tình trạng thắt chặt thị trường dầu thô thông qua việc giảm nhập khẩu, và bằng cách ưu tiên dầu thô từ các nhà xuất khẩu bị phần lớn thế giới xa lánh. Tuy nhiên, các số liệu nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đang ảm đạm dần, báo hiệu một lực mua suy yếu từ quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Cụ thể, theo dữ liệu. từ cơ quan theo dõi Refinitiv Eikon, lượng dầu thô nhập khẩu vào Trung Quốc được ước tính đạt 8.33 triệu thùng/ngày trong tháng 8. Con số này sẽ thấp hơn con số dữ liệu hải quan chính thức là 8.79 triệu thùng/ngày vào tháng 7 và 8.72 triệu thùng/ngày vào tháng 6.

Trong 7 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đạt 9.98 triệu thùng/ngày, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhìn vào dữ liệu hàng tháng, nhập khẩu dầu của Trung Quốc bắt đầu sụt giảm từ tháng 6 trở đi. Lí do chủ đạo cho sự sụt giảm gần đây trong nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc nằm ở việc leo thang các lần lockdowns trên diện rộng do COVID-19 ở một số thành phố trọng điểm trong quý thứ hai, và sự phục hồi tương đối khiêm tốn trong hoạt động kinh tế. Nhìn chung, việc nhu cầu nhập khẩu dầu thô suy yếu từ Trung Quốc sẽ là một trong những yếu tố chính gây áp lực lên giá dầu thô trong ngắn hạn. Nhìn về trung hạn, việc nước nảy liên tục đẩy mạnh việc lấp đầy kho dự trữ chiến lược SPR của quốc gia bằng dầu thô được chiết khấu sâu từ Nga cũng sẽ là một áp lực tiềm ẩn đối với giá, khi Trung Quốc có thể lựa chọn phương án huy động dầu từ SPR để đáp ứng nhu cầu khi đất nước mở cửa trở lại trong tương lai.

Các con số đo lường nhu cầu tiêu thụ Mỹ kém khả quan từ EIA


Nhìn chung, nhu cầu đối với sản phẩm chưng cất của Mỹ vẫn tiếp tục cho thấy dấu hiệu suy thoái, là một yếu tố tiêu cực đối với giá dầu thô. Tổng sản phẩm được cung cấp trong giai đoạn 4 tuần qua – một thước đo nhu cầu tiêu thụ dầu thô - đạt trung bình 20 triệu thùng/ngày, thấp hơn 4.75% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 4 tuần qua, sản phẩm xăng động cơ được phân phối đạt trung bình 8.9 triệu thùng/ngày, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng sản phẩm nhiên liệu chưng cất được phân phối đạt trung bình 3.9 triệu thùng/ngày trong 4 tuần qua, giảm 2.3% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản phẩm nhiên liệu máy bay được phân phối tăng 7.3% so với 4 tuần trước đó. Ngoài ra, tỉ lệ sử dụng công suất giữ vững ở mức 93.% so với mức cao 95% của tháng 06.

upload_2022-8-25_16-14-45.png


Tuy nhiên, nguồn cung dầu vẫn bị hạn chế khi sản lượng của Mỹ tăng chậm, trong khi tồn kho thương mại đang ở dưới mức tồn kho của thời điểm dịch COVID còn đang lưu hành, ngay cả khi SPR đang tiếp tục được điều động. Kể từ đầu năm, tồn kho tại SPR đã giảm 133 triệu thùng, trong khi tồn kho thương mại chỉ tăng 12 triệu thùng. Ngoài ra, các diễn biến khác trên toàn cầu đang không giúp ích cho tình hình nguồn cung. Sản xuất của châu Phi tiếp tục cho thấy các tín hiệu hỗn loạn với tin tức tích cực hơn đến từ Libya khi sản lượng của nước này đạt 1.21 triệu thùng/ngày, trong khi sản lượng của Nigeria giảm xuống 1.08 triệu thùng/ngày. Trong khi sản lượng ở Trung Đông đã tăng lên, cụ thể là ở Iraq với sản lượng đã được tăng thêm 100,000 thùng/ngày vào tháng Bảy, phần lớn nguồn cung gia tăng đang được sử dụng cho sản xuất điện trong nước. Venezuela gần đây đã đình chỉ các chuyến hàng dầu thô đến châu Âu đã khởi động lại vào tháng 5 sau khi Bộ Tài chính Hoa Kỳ cấp giấy phép hạn chế cho Eni của Ý và Repsol của Tây Ban Nha để thực hiện các thỏa thuận hoán đổi dầu lấy nợ. Nhìn chung, thị trường dầu thô thế giới vẫn đang ở trong trạng thái rất bất ổn, là lí do chủ đạo cho các lập luận cắt giảm sản lượng được đưa ra bởi Saudi Arabia trong tuần qua.

Châu Á có thể tiếp cận dầu thô từ Nga với mức chiết khấu hơn 30%


Nga gần đây đã liên hệ với một số người mua châu Á để thảo luận về việc bán dầu của mình với mức chiết khấu khổng lồ theo các hợp đồng dài hạn, trong khi Mỹ và phương Tây đang đẩy mạnh nỗ lực thu hút một liên minh rộng rãi nhằm giảm đặt ra một mức giá tối đa đối với dầu của Nga, trích lời một quan chức phương Tây. Nga đã có các cuộc đàm phán ban đầu với một số người mua châu Á về khả năng giảm giá tới 30%. Điều này báo hiệu rằng Moscow có thể muốn chống lại những nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm áp đặt “mức giá trần” đối với dầu của Nga, quan chức này nói với Bloomberg.

Lý do chủ đạo khiến Nga sẵn sàng tăng mức chiết khấu đối với các giao dịch dài hạn có thể là vì Moscow muốn đảm bảo các thị trường tương lai ở châu Á đối với dầu từ Nga khi dầu của nước này sẽ không còn được phép nhập khẩu vào EU vào cuối năm nay, khi các lệnh cấm vận chính thức đi vào hiệu lực. Ngoài ra, việc Mỹ và nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới vẫn đang dẫn đầu các nỗ lực áp đặt trần giá đối với dầu của Nga. Họ đang xem xét việc từ bỏ lệnh cấm bảo hiểm và tất cả các dịch vụ cho phép vận chuyển dầu của Nga nếu dầu đó được mua bằng hoặc thấp hơn một mức giá nhất định mà vẫn chưa được quyết định.

Tuy nhiên, để có thể thành công triển khai kế hoạch áp giá trần đối với dầu từ Nga, Mỹ và các đồng minh sẽ cần một sự đồng thuận toàn cầu. Người mua ở châu Á, đặc biệt là các nhà nhập khẩu lớn Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ rất quan trọng đối với những nỗ lực đó nếu họ đồng ý với cơ chế giới hạn giá. Trong nửa đầu 2022, Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng cường mua dầu của Nga, bị thu hút bởi mức chiết khấu mạnh mà các loại dầu thô của Nga được chào bán trên thị trường giao ngay. Do đó, ngoài mục đích giữ chân người mua Châu Á vào mùa đông khi lệnh cấm vận có hiệu lực, có thể việc Nga tiến hành thảo luận kế hoạch tăng chiết khấu là một trong những biện pháp chuẩn bị cho kế hoạch “giá trần” của phương Tây khả năng cao sẽ được triển khai vào tháng 12/2022. Dự kiến thị trường dầu thô sẽ tiếp tục biến động mạnh trước các yếu tố cơ bản liên tục biến đổi khó lường.

Về phân tích kỹ thuật


upload_2022-8-25_16-15-29.png

Biểu đồ kỹ thuật dầu WTI - chart Daily​

Giá dầu trên đồ thị Daily sau một thời gian giao dịch tích lũy đi ngang thì đã tăng vượt lên trên đường trendline giảm. Việc này cho thấy một kỳ vọng tăng giá tiếp tục hướng về đến mục tiêu 107. Vùng 98.50 có thể là vùng kháng cự tạm thời để cho giá giảm một nhịp điều chỉnh nhẹ trước khi có thể tiếp tục tăng trở lại hướng về mục tiêu kháng cự xa hơn 107.00.

—————————————
Saigon Futures là Thành viên kinh doanh xuất sắc của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam năm 2020 chuyên tư vấn giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa, bảo hiểm rủi ro hàng hóa, và giao dịch hàng thật
upload_2021-12-15_20-1-35-png.252811

- Website: https:// saigonfutures.com
- Facebook: https:// www.facebook.com/tuvanhanghoaphaisinhSaigonFutures
- Hotline: 02866860068​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 256 Xem / 8 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 456 Xem / 33 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 477 Xem / 12 Trả lời
  • black trong Hệ thống giao dịch - Trading system 18,887 Xem / 26 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 228 Xem / 3 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 725 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên