Câu chuyện thú vị đằng sau Chỉ số Biến động VIX - Ai là người sáng lập nên nó?

Câu chuyện thú vị đằng sau Chỉ số Biến động VIX - Ai là người sáng lập nên nó?

Câu chuyện thú vị đằng sau Chỉ số Biến động VIX - Ai là người sáng lập nên nó?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,294
32,447
Xin chào cả nhà!

Sau đây là chia sẻ trên Twitter của Sandeep Rao - một giáo sư chuyển hướng sang sự nghiệp giao dịch quyền chọn nhé mọi người...

***​

Là một options trader (nhà giao dịch quyền chọn), tất cả chúng ta đều nhìn vào chỉ số VIX hoặc đến một lúc nào đó, chúng ta nhận ra tầm quan trọng của nó.

Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi VIX đến từ đâu chưa? Ai là bộ não đằng sau nó?

Và sau đây là câu chuyện thú vị đằng sau chỉ số biến động VIX. Mời cả nhà cùng lắng nghe!


_________________________________​

Cho đến những năm 1950, các nhà quản lý quỹ được đánh giá dựa trên thành tích tuyệt đối. Nếu bạn đưa cho họ $100 và họ biến nó thành $112, thì bạn sẽ nói rằng họ đã kiếm được lợi nhuận 12%. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi sau khi Harry Markowitz xuất bản một bài báo đột phá có tiêu đề "Portfolio Selection" (Lựa chọn danh mục đầu tư).

Ai-la-nguoi-tao-ra-chi-so-bien-dong-VIX-TraderViet1.png

Ông là người đầu tiên lập luận rằng, hiệu suất của một quỹ nên được đánh giá không chỉ dựa trên lợi nhuận, mà còn dựa trên rủi ro cần thiết để tạo ra lợi nhuận đó.

Ông đã sử dụng khái niệm "variance" (phương sai) để chỉ sự biến động hoặc rủi ro.

Logic rất đơn giản: Nếu một tài sản dễ biến động hơn, bạn sẽ mong đợi nhiều lợi nhuận hơn từ nó. Ví dụ: Cổ phiếu dễ biến động hơn trái phiếu, nên bạn có thể kỳ vọng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ cổ phiếu.

Nói cách khác, Markowitz đã phát triển một mô hình học thuật mà nhờ đó các nhà đầu tư có thể đo lường sự đánh đổi mà họ phải đối mặt giữa rủi ro và lợi nhuận. Và trong quá trình đó, volatility (độ biến động) đã trở thành "proxy" (biến đại diện) chính cho rủi ro.


Tiếp theo là VAR (value at risk), cho đến khoảng năm 1980, chuyển động trung bình trong 30 ngày của thị trường được sử dụng như một proxy cho độ biến động (volatility). Tương tự như tỷ lệ thay đổi luân phiên trong 30 ngày.

Sự sụp đổ của thị trường vào ngày Thứ Hai Đen tối năm 1987 đã thúc đẩy Giám đốc điều hành lúc bấy giờ của JP Morgan nghĩ ra một thước đo hàng ngày cho rủi ro. Cho đến khi Guldimann, người làm việc ở JP Morgan, đã tạo ra VAR, sử dụng độ biến động lịch sử của thị trường để tính toán số tiền tối đa mà ngân hàng có thể thua lỗ vào bất kỳ ngày nào, với độ chắc chắn 95%.

Ai-la-nguoi-tao-ra-chi-so-bien-dong-VIX-TraderViet2.png

Đến những năm 1990, JP Morgan đã mở VAR cho những người khác sử dụng.

Đến bây giờ, độ biến động đã trở thành cách được chấp nhận nhiều nhất để đo lường rủi ro tài chính. Vào khoảng thời gian này, các học giả và nhà thực hành khác đã bắt đầu đặt nền móng để tạo ra các sản phẩm mà rốt cuộc tự nó sẽ giao dịch với độ biến động.

Vâng, đó chính là hợp đồng quyền chọn (options).

Hợp đồng quyền chọn theo một cách nào đó khá giống với bảo hiểm. Chúng giúp chúng ta phòng vệ bất kỳ kết quả nào được xác định trước trong tương lai.

Ví dụ: Bạn có thể phòng vệ cho danh mục đầu tư của mình khỏi sự sụp đổ của thị trường bằng cách mua quyền chọn Bán (put options). Bạn trả phí bảo hiểm (premium) và nó sẽ bù đắp cho rủi ro của bạn trong trường hợp xảy ra sự cố.

Cách định giá các quyền chọn này được phát minh bởi 3 học giả - Fisher Black, Robert Merton và Myron Scholes.

Ai-la-nguoi-tao-ra-chi-so-bien-dong-VIX-TraderViet3.png

Vào năm 1973, họ đã tạo ra một mô hình để tính giá của các quyền chọn này, độ biến động là một yếu tố đầu vào trong đó. Điều này trở nên phổ biến được gọi là Mô hình Black & Scholes.

Nhưng bản thân các quyền chọn không đủ để thực sự biến độ biến động (volatility) thành một loại tài sản để người ta có thể giao dịch nó.

Đây là nơi hai học giả tên là Menachem Brenner và Dan Galai xuất hiện.

Đến giữa năm 1980, cặp đôi này bắt đầu làm việc trên các khuôn khổ sử dụng giá quyền chọn để tạo ra một chỉ số thực tế về độ biến động của thị trường chứng khoán, mà họ gọi là “Chỉ số Sigma”.

Họ đã trình bày ý tưởng này với nhiều sàn giao dịch khác nhau, nhưng vào thời điểm đó không ai thèm để ý đến nó. Họ đã đi trước thời đại.

Ai-la-nguoi-tao-ra-chi-so-bien-dong-VIX-TraderViet4.jpeg

Ý tưởng này đã lụi tàn cho đến năm 1992, khi Sở giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE) thuê một học giả khác là Robert Whaley để biến ý tưởng về chỉ số biến động dựa trên quyền chọn thành hiện thực.

Ông mất sáu tháng và đến năm 1993, Chỉ số Biến động CBOE – thường được gọi là VIX – ra đời.

Ai-la-nguoi-tao-ra-chi-so-bien-dong-VIX-TraderViet5.png


Đó, mặc dù mục đích tạo ra chỉ số VIX là nhằm tạo ra một công cụ phái sinh từ nó, nhưng bản thân con đường đó là một câu chuyện dài. Có lẽ tôi sẽ kể cho bạn nghe vào một dịp khác.

Nếu bạn thấy thích câu chuyện này và những nghiên cứu của tôi thì đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!

Nguồn: twitter

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên