Bộ câu hỏi bạn cần trả lời nhà tuyển dụng nếu có ý định ứng tuyển vào vị trí Trader

Bộ câu hỏi bạn cần trả lời nhà tuyển dụng nếu có ý định ứng tuyển vào vị trí Trader

Bộ câu hỏi bạn cần trả lời nhà tuyển dụng nếu có ý định ứng tuyển vào vị trí Trader

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,318
32,479
Xin chào cả nhà!

Sau đây là bài chia sẻ trên trang medium.com của YuChao Sng - một trader và lập trình viên người Singapore nhé mọi người...

***​

Bạn muốn trở thành một trader làm việc tại một quỹ phòng hộ vĩ mô?

Đây là kinh nghiệm của tôi khi bước chân vào đây hơn 10 năm trước và bây giờ nhìn lại bằng đôi mắt đã chứng kiến nhiều điều trong thập kỷ qua.

Quá trình thực tập của tôi


Tốt nghiệp năm 2009


Cau-hoi-tuyen-dung-vi-tri-trader-TraderViet1.jpeg

Tôi tốt nghiệp vào năm 2009, thời điểm mà thị trường và nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trên thực tế, tôi có thể nói rằng, năm 2009 có lẽ là năm tồi tệ nhất để tốt nghiệp vì nỗi sợ hãi bao trùm năm đó. Có lẽ chính nỗi lo sợ thị trường đó đã ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như nhu cầu tuyển dụng.

Tôi cảm thấy mình rất may mắn vì thuộc trong nhóm sinh viên tốt nghiệp vượt qua giai đoạn mà cơ hội việc làm là cực kỳ khan hiếm.

Giai đoạn "The Turtles"


Trong mail của trường đại học, tôi đã nhận được email gửi lời mời thực tập tại một quỹ phòng hộ địa phương trong 6 tuần với một khoản trợ cấp nhỏ và cơ hội được tuyển vào làm sau khi kết thúc thời gian thực tập.

Thế là tôi đã "apply" (ứng tuyển) ngay và luôn.

Sau này tôi mới biết chương trình thực tập đó nhằm mục đích tương tự với chương trình "Turlte" nổi tiếng do Richard Dennis khởi xướng lần đầu tiên. Và lứa tốt nghiệp của tôi chính là những chú rùa.

Cau-hoi-tuyen-dung-vi-tri-trader-TraderViet2.jpeg

Vào ngày phỏng vấn, mỗi người chúng tôi được hướng dẫn sử dụng một chiếc laptop để làm bài kiểm tra hồ sơ. Đây là bài kiểm tra Tharp Trader Test. Phải mất 20 phút để hoàn thành. Và tôi là một "Strategic Trader" (nhà giao dịch chiến lược).

Những câu hỏi phỏng vấn


Sau bài kiểm tra, tôi được đưa đến phòng họp để 2 trader cấp cao phỏng vấn mình. Toàn bộ cuộc phỏng vấn kéo dài 45 phút, các câu hỏi lần lượt được đặt ra liên tục như súng máy.

Tôi cá là các bạn sẽ quan tâm đến phần này - Bộ câu hỏi mẫu trong cuộc phỏng vấn:
  1. Tại sao bạn lại muốn giao dịch?
  2. Bạn đã bao giờ giao dịch bằng tiền thật chưa?
  3. Kết quả PnL (lời và lỗ) của bạn thế nào (giả sử bạn trả lời "Có" cho câu hỏi trước)?
  4. Tại sao bạn lại tiếp tục giao dịch dù bạn không thành công (giả sử bạn trả lời bạn đã bị mất tiền, giống như tôi).
  5. Bạn sử dụng phương pháp nào khi giao dịch?
  6. Tại sao lại là phân tích kỹ thuật (hoặc bất kỳ phương pháp nào bạn đã trả lời cho câu hỏi trước)?
  7. Điều gì khiến bạn tham gia trading ngay từ đầu?
  8. Cho đến nay, thử thách lớn nhất mà bạn phải đối mặt là gì?
  9. Bạn nghĩ điểm mạnh và điểm yếu lớn nhất của mình là gì?
  10. Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?
Và đây là câu trả lời của tôi:

Cau-hoi-tuyen-dung-vi-tri-trader-TraderViet3.jpeg

Tại sao bạn lại muốn giao dịch?


Tôi: Tôi quan tâm đến thị trường tài chính kể từ khi còn trong quân đội (mọi chàng trai Singapore đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong 2 năm). Tôi thấy rằng việc cố gắng tìm hiểu xem thị trường sẽ chuyển động như thế nào thực sự rất năng động và đầy thách thức.

Bạn đã bao giờ giao dịch bằng tiền thật chưa?


Tôi: Vâng, tôi đã từng. Tôi đã đầu tư một số tiền vào một broker và thực hiện một vài giao dịch chứng khoán.

Người phỏng vấn: Bạn đã đầu tư bao nhiêu?

Tôi: Khoảng 1.000 USD.

Kết quả PnL của bạn thế nào?


Tôi: Âm khoảng 2.000 USD. <Cái nhìn bối rối từ 2 trader cấp cao>

Người phỏng vấn: Làm sao được?

Tôi: Ý tôi là, tôi đã thua và lại nạp tiền vào.

Người phỏng vấn: Vậy là bạn vẫn chưa thành công?

Tôi: Vâng... nhưng tôi vẫn đang cố gắng.

Tại sao bạn lại tiếp tục giao dịch dù bạn không thành công?


Tôi: Ý tôi là, tôi không phải là người dễ dàng bỏ cuộc. Tôi là người như vậy, nếu có hứng thú với điều gì đó thì tôi sẽ không ngừng cố gắng cho đến khi thành công. Tôi sẽ muốn biết tại sao tôi liên tục thất bại và sai lầm của tôi ở đâu. Tôi không thể bỏ cuộc một cách dễ dàng.

Tôi có thể mất 5 hoặc 10 năm để tìm ra phong cách và phương pháp của mình, nhưng nếu đó là điều bắt buộc, tôi sẽ làm (tôi thực sự đã mất nhiều thời gian như vậy: 10 năm). Ý tôi là, tôi là một đặc công trong quân đội, tôi sẽ không bỏ cuộc cho đến khi thành công. Bao lâu cũng được, miễn là nó không đi ngược lại giá trị của tôi.

Người phỏng vấn: Bạn có thể cho chúng tôi thấy điều gì khác để thuyết phục chúng tôi rằng bạn thực sự đam mê trading?

Tôi: À, ở NTU (trường đại học của tôi), có một số thử thách giao dịch chứng khoán do broker A tổ chức, tôi đã tham gia và nằm trong top 10 trong thời gian thử nghiệm.

Người phỏng vấn: Còn thử thách thực sự thì sao?

Tôi: Tôi mất niềm tin vào thử thách vì hệ thống không được xây dựng để phản ánh giao dịch trong thế giới thực. Có những người tham gia đã phát hiện ra lỗ hổng trong hệ thống, mua và bán cổ phiếu penny mà không quan tâm đến tính thanh khoản và kiếm được số tiền hơn 1 tỷ USD trên tài khoản demo cho thử thách chứng khoán kéo dài 1 tháng. Tôi nghĩ đó là điều không thực tế và tôi không muốn tiếp tục tham gia trò chơi đó nữa. Ý tôi là, điều đó là bất khả thi trong đời thực.

Tôi cũng tham gia một cuộc thử thách chứng khoán khác do công ty môi giới B tổ chức. Tôi tham gia sự kiện nhóm và có 3 người bạn cùng lớp tham gia.

Người phỏng vấn: Vậy kết quả thế nào?

Tôi: Ồ, nó không tốt lắm nhưng chúng tôi không bị mất tiền, nhưng mục tiêu chính của tôi khi tham gia thử thách đó không phải là giành chiến thắng trong trò chơi; Tôi đang cố gắng thu hút sự quan tâm của bạn bè và tìm hiểu thêm về đầu tư/giao dịch và thị trường tài chính.

Người phỏng vấn: Bạn thành công với mục tiêu đó chứ?

Tôi: <Cười> Không! Họ cho rằng nó quá phức tạp và họ không muốn làm phức tạp cuộc sống của họ với mục tiêu đó khi đây là năm cuối đại học.



Bạn sử dụng phương pháp nào khi giao dịch?


Tôi: Tôi chủ yếu sử dụng phân tích kỹ thuật. Chỉ cần biểu đồ và đường xu hướng đơn giản.

Cau-hoi-tuyen-dung-vi-tri-trader-TraderViet4.jpeg

Người phỏng vấn: Bạn có sử dụng các chỉ báo không?

Tôi: Có, tôi có dùng. Tôi đã từng sử dụng các đường trung bình động, Stochastic, MACD, RSI, Bollinger Bands... Nhưng tôi nhận ra rằng, chúng che mờ biến động giá và biểu đồ của tôi. Vì vậy, bây giờ tôi đã loại bỏ chúng để có thể thực sự tập trung vào biến động giá. Đôi khi chúng cũng gây nhầm lẫn vì chúng đưa ra các tín hiệu xung đột và bị lag (có độ trễ).

Ý tôi là, trước đó tôi đã đề cập rằng mình vẫn chưa thành công, nên tôi nghĩ tốt hơn hết là tôi nên quay lại những điều cơ bản và thực sự nghiên cứu biểu đồ.

Tại sao lại là phân tích kỹ thuật?


Tôi: Thực ra tôi đã bắt đầu với phân tích cơ bản. Tôi thực hiện tất cả những nghiên cứu này về các con số tài chính của các công ty nhưng tôi nhận ra rằng chúng không có tác dụng khi thị trường sập. Ngoài ra, một nửa thời gian các nguyên tắc cơ bản và kỹ thuật xung đột với nhau và bạn sẽ không biết nên sử dụng cái nào. Vì vậy, tôi cần phải chọn một trong hai, nếu không thì về cơ bản tôi chỉ đang tự làm khó mình.

Và vì tôi sẽ giao dịch thay vì đầu tư, nên tôi đã chọn Phân tích Kỹ thuật.

Điều gì khiến bạn tham gia trading ngay từ đầu?


Tôi: Thực ra lúc đầu nó không phải là trading. Khi còn trong quân đội, tôi đã đọc được cuốn sách “Cha giàu, cha nghèo” của Robert Kiyosaki và vì thế tôi bắt đầu quan tâm đến kinh doanh trước tiên. Sau đó, khi tôi đọc thêm để biết thêm về kinh doanh, nó tự nhiên đi kèm với phần đầu tư và thị trường chứng khoán.

Người phỏng vấn: Tại sao lại là cổ phiếu?

Tôi: Tôi nghĩ đó là cách mọi người bắt đầu trên thị trường tài chính?

Người phỏng vấn: Bạn đã đọc những cuốn sách nào khác?

Tôi: Tôi đã đọc “Intelligent Investors” của Benjamin Graham, “How to make money in stocks” của William O'Neil, “Common Stocks, Uncommon Profits” của Philip Fisher, “Extraordinary Popular Delusions and the Madness of Crowds” - một cuốn sách rất cũ, cuốn “Technical Analysis of Stock Trends, 9th Edition” của Edward và Magee… về cơ bản là tất cả những tác phẩm kinh điển mà tôi đã đọc cùng với rất nhiều sách phân tích kỹ thuật khác.

Người phỏng vấn: Bạn đã chi bao nhiêu cho sách? Sách đầu tư và trading.

Tôi: Có lẽ là $1.000.

Người phỏng vấn: Vậy bây giờ bạn đang đọc gì?

Tôi: Tôi đang đọc cuốn sách có tên “How to trade in stocks” của Jesse Livermore.

Cau-hoi-tuyen-dung-vi-tri-trader-TraderViet5.jpeg

Người phỏng vấn: Có một cuốn sách khác về ông ấy. Bạn nên đọc nó.

Tôi: <Rất hào hứng> VÂNG! “Reminiscences of a Stock Operator”! Đó là cuốn sách yêu thích của tôi! Chính vì cuốn sách này mà tôi rất khâm phục Jesse Livermore! Có thể nói đây là cuốn sách đã khiến tôi muốn giao dịch hoặc đầu cơ! Nó thực sự là cuốn sách tôi yêu thích nhất (đến giờ vẫn vậy)!


Cho đến nay, thử thách lớn nhất mà bạn phải đối mặt là gì?


Tôi: Tôi sẽ nói là bạn gái của tôi.

Người phỏng vấn: <Thất ngôn trong giây lát> Xin lỗi? Bạn gái của bạn?

Tôi: Ah~ Vâng…vì vốn dĩ tính cách của cô ấy và của tôi rất khác nhau. Cô ấy là người muốn sự ổn định và an toàn, nên thực sự cô ấy rất phản đối việc tôi giao dịch.

Người phỏng vấn: Làm thế nào bạn có thể thuyết phục cô ấy cho bạn thử sức trong công việc thực tập này?

Tôi: Ừm… Tôi chỉ nói với cô ấy rằng đây chỉ là thử thôi, không phải vĩnh viễn. Nếu không làm được thì tôi sẽ tìm việc làm. Nếu làm thì sẽ có lương nên sẽ không có chuyện tôi không được trả lương.

Người phỏng vấn: Vậy có lẽ cô ấy đang hy vọng rằng bạn sẽ thất bại ở đây...

Tôi: Haha vâng… tôi cũng nghĩ vậy.

Người phỏng vấn: Tốt hơn hết bạn nên thuyết phục cô ấy và khiến cô ấy đồng ý trước khi bắt đầu, vì trading không chỉ là một công việc. Đó là cả một lối sống và nó sẽ ảnh hưởng đến gia đình cũng như các mối quan hệ của bạn.

Tôi: Vâng. Tôi hiểu. Tôi sẽ thuyết phục cô ấy.

Bạn nghĩ điểm mạnh và điểm yếu lớn nhất của mình là gì?


Tôi: Tôi nghĩ điểm mạnh lớn nhất của tôi là tính logic. Tôi có thể truy ngược và thực hiện phân tích nguyên nhân gốc rễ rất tốt và thường thì tôi sẽ đúng. Tôi cũng có thể lắng nghe và hiểu những yêu cầu cũng như thông điệp cơ bản của mọi người khi họ nói về điều gì đó.

Người phỏng vấn: Okay, nhưng điều đó không liên quan trực tiếp đến trading. Chúng tôi thường không nói về các giao dịch của mình. Điều này để chúng ta không ảnh hưởng đến việc giao dịch và tâm lý của nhau.

Tôi: Okay, tôi có thể hiểu được phần đó. Dù sao đi nữa, tôi nghĩ điểm yếu lớn nhất là tôi không thể nói “Không” với các yêu cầu. Vì vậy tôi khá dễ bị kiệt sức. Tôi biết rằng điều đó cũng không liên quan trực tiếp cho lắm…

Người phỏng vấn: Được rồi.. Tôi nghĩ chúng tôi đã nắm được khá nhiều điều chúng tôi muốn biết về bạn.

Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?


Tôi: Tôi chỉ muốn tìm hiểu xem mọi người thực hiện loại giao dịch nào ở đây và mọi người đánh giá cách vào và thoát khỏi một vị thế như thế nào?

Người phỏng vấn: Tất cả chúng tôi đều có các phương pháp giao dịch khác nhau và các khung thời gian khác nhau cho biểu đồ và thời gian giao dịch. Nhưng nhìn chung, quỹ chúng tôi thực hiện giao dịch theo kiểu vĩ mô. Có nghĩa là, chúng tôi đọc tin tức và tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra trên thế giới cũng như tìm hiểu xem nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế của các thị trường khác nhau và thị trường chứng khoán.

Cau-hoi-tuyen-dung-vi-tri-trader-TraderViet6.jpeg

Về cơ bản, chúng tôi giao dịch các sản phẩm giao dịch trao đổi như hợp đồng tương lai chỉ số và quyền chọn. Nhưng một số người trong chúng tôi cũng giao dịch Forex. Chúng tôi không giao dịch OTC cũng như các cổ phiếu cơ bản.

Tôi: Okay, vậy mọi người sẽ làm gì khi đang mở một số giao dịch và cần phải đi xa? Liệu mọi người có đóng chúng lại hay gì không?

Người phỏng vấn: Không. Mỗi người chúng tôi đều có cách quản lý vị thế của mình. Giống như bây giờ, cả hai chúng tôi đều đang có vị thế mở. Chỉ là chúng tôi biết cách quản lý chúng. Chúng tôi có thể đặt mức dừng lỗ và chốt lời, và nếu có những biến động lớn trên thị trường, đồng nghiệp của chúng tôi sẽ cho chúng tôi biết. Ngoài ra, chúng tôi có điện thoại di động và các broker của chúng tôi được yêu cầu gọi cho chúng tôi khi có bất kỳ sự kiện nào (lưu ý rằng đây là thời kỳ tiền điện thoại thông minh).

Tôi: Quỹ hoạt động như thế nào trong thời kỳ thị trường chứng khoán sụp đổ năm ngoái (thời điểm phỏng vấn là tháng 5 năm 2009)?

Người phỏng vấn: Chúng tôi đã làm rất tốt. Trên thực tế, chúng tôi đã bán khống thị trường trước khi thị trường sụp đổ. Chúng tôi đã có một trong những năm tuyệt vời nhất.

Tôi: Ồ được rồi. Thật tuyệt. Vậy cơ hội được tuyển dụng sau thực tập là bao nhiêu?

Người phỏng vấn: Điều đó còn phụ thuộc vào hiệu suất. Thông thường, chúng tôi chỉ tuyển 1 vào. Trader có lợi nhuận nhất. Vì vậy, đây thực sự là một cuộc cạnh tranh khá khốc liệt đối với những người được chọn. Bạn còn câu hỏi nào nữa không (45 phút đã trôi qua)?

Tôi: Hmmm, tôi nghĩ chỉ bấy nhiêu thôi. Mọi thứ đã rõ ràng hơn với tôi rồi.

Người phỏng vấn: <Đứng dậy và giơ tay> Được rồi, cảm ơn bạn.

Tôi: <Bắt tay họ> Cảm ơn anh.


Tổng kết


Tại thời điểm này, khi đứng ở góc độ của người phỏng vấn, tôi đánh giá cao hơn về toàn bộ quá trình phỏng vấn và các câu hỏi được đặt ra.

Cau-hoi-tuyen-dung-vi-tri-trader-TraderViet7.jpeg

Từng có kinh nghiệm tuyển dụng nhà phát triển hệ thống giao dịch trong một công ty prop trading, tôi biết rõ những gì chúng tôi đang tìm kiếm ở ứng viên:
  • Chính trực, trung thực và khiêm tốn
  • Niềm đam mê thực sự đối với trading và thị trường tài chính: Tiếp tục tìm hiểu thêm về các thị trường, sản phẩm khác nhau và khám phá các kỹ thuật khác nhau.
  • Khẩu vị rủi ro được kiểm soát: Không ngại thực hiện giao dịch và thực hiện quy mô khi tỷ lệ cược có lợi cho bạn; đồng thời biết giảm quy mô hoặc thậm chí ngừng giao dịch khi bạn không đủ điều kiện để giao dịch hoặc tỷ lệ cược không thuận lợi (không có tâm lý con bạc).
  • Kiên trì và nhẫn nại: Giao dịch thất bại hoặc thua lỗ nhưng vẫn tiếp tục giao dịch. Đừng bao giờ để mình bị thị trường đánh bại. Nếu thất bại, hãy đứng lên và tiếp tục cố gắng.
  • Linh hoạt về tinh thần: Khả năng nhận ra khi nào bạn sai và "đổi phe" trong trading. Hãy cởi mở với những ý tưởng mới, nhưng luôn ý thức bảo vệ tâm lý của chính mình.
  • Kỹ năng: Nếu bạn được tuyển dụng làm nhà phát triển, bạn phải biết cách coding. Nếu bạn được tuyển dụng làm trader, bạn phải giỏi một số phương pháp giao dịch nhất định.
Đây chưa phải là tất cả, nhưng chúng có lẽ là những yếu tố quan trọng nhất cần đảm bảo nếu bạn đang có ý định "apply" làm việc tại một quỹ giao dịch.

Tôi hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích!

Nguồn: medium.com

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 794 Xem / 32 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 149 Xem / 1 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 258 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 488 Xem / 24 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 215 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên