7 Tôn chỉ quản lý rủi ro của trader chuyên nghiệp Steve Burns sau 3 thập kỷ giao dịch là gì?

7 Tôn chỉ quản lý rủi ro của trader chuyên nghiệp Steve Burns sau 3 thập kỷ giao dịch là gì?

7 Tôn chỉ quản lý rủi ro của trader chuyên nghiệp Steve Burns sau 3 thập kỷ giao dịch là gì?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,325
32,491
Xin chào cả nhà!

Sau đây là chia sẻ trên Twitter của Steve Burns về cách để hạn chế mức độ rủi ro và giảm thiểu quy mô thua lỗ trong giao dịch.

Steve Burns là trader chuyên nghiệp với vài thập kỷ kinh nghiệm giao dịch. Với ngần ấy thời gian chinh chiến trên thị trường chắc chắn sẽ tích luỹ cho ông những bài học kinh nghiệm vô cùng đáng giá không chỉ cho trader nói chung, mà còn cho trader newbie nói riêng.

Quan-ly-rui-ro-Steve-Burns-TraderViet2.jpeg

Hãy cùng xem 7 tôn chỉ quản lý rủi ro mà Steve Burns đã đúc rút được sau hơn ba thập kỷ giao dịch là gì nhé!

***​

1. Không bao giờ mất nhiều hơn 1% tổng số vốn giao dịch của bạn trong MỘT giao dịch.


“Quy tắc đầu tiên mà chúng ta phải khắc cốt ghi tâm là: Không bao giờ mạo hiểm hơn 1% tổng vốn cho bất kỳ giao dịch nào.” - Larry Hite

“Tôi cố gắng hết sức để không mạo hiểm hơn 1% danh mục đầu tư của mình trong một giao dịch.” - Bruce Kovner

Quan-ly-rui-ro-Steve-Burns-TraderViet3.png

Một trong những bài học quan trọng nhất mà trader phải tuân theo để đảm bảo thành công lâu dài của mình là không bao giờ mạo hiểm hơn 1% tài khoản giao dịch của mình cho bất kỳ giao dịch nào. Điều này không có nghĩa là giao dịch với 1% vốn trong tài khoản của bạn, đó là cách định cỡ vị thế chứ không phải rủi ro trên mỗi giao dịch.

Đừng bao giờ thua lỗ nhiều hơn 1% trong một giao dịch có nghĩa là, hãy điều chỉnh mức dừng lỗ và quy mô vị thế của bạn dựa trên độ biến động của cổ phiếu, tiền tệ, hàng hoá, quyền chọn hoặc hợp đồng tương lai của bạn để khi sai, hậu quả là bạn chỉ mất 1% vốn giao dịch của bạn.

Điều này không chỉ gần như loại bỏ nguy cơ cháy tài khoản sau một chuỗi thua lỗ, mà còn làm giảm mức độ căng thẳng của bạn, để bạn có thể tư duy và giao dịch với một tâm trí sáng suốt, không bị cảm xúc chi phối.


2. Định cỡ vị thế.


Cách tôi định cỡ vị thế cho các giao dịch là dựa trên thực tế rằng tôi không bao giờ muốn thua lỗ hơn 1% cho bất kỳ giao dịch nào. Nếu tôi đang giao dịch với tài khoản $100.000, tôi không muốn mất hơn $1.000 trong một trade thua.

Một ngưỡng dừng lỗ phải bắt đầu ở mức giá mà bạn biết mình sai và quay trở lại làm việc với khâu định cỡ vị thế. Nếu ngưỡng hỗ trợ của cú trade nằm tại mốc $105 để bạn vào lệnh và bạn cài stoploss (dừng lỗ) tại $100, thì bạn có thể giao dịch 200 cổ phiếu với điểm dừng lỗ tại mức giá $100.

Kích thước vị thế cho 200 cổ phiếu là: 200 x $105 = $21.000. Đây chiếm khoảng 20% tổng vốn giao dịch của bạn với mức dừng lỗ khoảng 5% đối với vị thế của bạn, tương đương với khoản lỗ 1% trên tổng vốn giao dịch của bạn.
  • Một vị thế 20% trên tổng vốn giao dịch của bạn mang lại cho bạn mức dừng lỗ tiềm năng 5% đối với vị thế của bạn, tương đương với 1% tổng vốn giao dịch.
  • Một vị thế 10% trên tổng vốn giao dịch của bạn mang lại cho bạn mức dừng lỗ tiềm năng 10% đối với vị thế của bạn, tương đương với 1% tổng vốn giao dịch.
  • Một vị thế 5% trên tổng vốn giao dịch của bạn mang lại cho bạn mức dừng lỗ tiềm năng 20% đối với vị thế của bạn, tương đương với 1% tổng vốn giao dịch.
Quan-ly-rui-ro-Steve-Burns-TraderViet1.jpeg

ATR (Average True Range) có thể cung cấp cho bạn phạm vi biến động giá hàng ngày và giúp bạn xác định quy mô vị thế dựa trên khung thời gian và độ biến động của tài sản giao dịch.

Nếu điểm entry (vào lệnh) của bạn nằm tại $105, điểm dừng lỗ của bạn nằm tại $100 và ATR là $1, thì bạn có 5 ngày để giá chuyển động ngược hướng với bạn.

Hãy bắt đầu với mức dừng lỗ và độ biến động để xác định quy mô vị thế của bạn. Bạn muốn ngưỡng dừng lỗ của mình rộng bao nhiêu thì nó sẽ xác định độ lớn của quy mô vị thế mà bạn có thể thực hiện.

Nếu bạn chỉ có nguy cơ mất 1% vốn giao dịch của mình khi bạn sai, thì mọi giao dịch chỉ có thể là một trong số 100 giao dịch tiếp theo với rất ít tác động về mặt cảm xúc. Rốt cuộc, bạn có thể sống sót sau chuỗi thua và gia tăng khả năng thành công của mình!


3. Đừng bao giờ mạo hiểm cả cuộc sống của bạn trong một giao dịch đơn lẻ.


“Hãy đầu cơ với ít hơn 10% giá trị ròng thanh khoản của bạn. Mạo hiểm ít hơn 1% tài khoản đầu cơ của bạn trên một giao dịch. Điều này có xu hướng giữ cho các dao động trong tài khoản giao dịch ở mức nhỏ so với giá trị ròng. Điều này rất cần thiết vì những biến động lớn có thể thu hút {cảm xúc} và dẫn đến lý do chính đáng cho cảm xúc.” - Ed Seykota

4. Tránh rủi ro bị huỷ hoại.


Quan-ly-rui-ro-Steve-Burns-TraderViet4.jpeg

Rủi ro bị huỷ hoại (risk of ruin) chính là khả năng bạn sẽ mất quá nhiều tiền đến mức không thể tiếp tục giao dịch vì lý do tài chính hoặc cảm xúc.

Không phải lúc nào bạn cũng mất hết vốn giao dịch, điểm phá vỡ cá nhân của bạn được xác định bởi ngưỡng chịu đựng rủi ro cá nhân của chính bạn.

5. Đa dạng hoá tài sản giao dịch.


Một hệ thống giao dịch được đa dạng hoá có thể hạn chế rủi ro khi bạn giao dịch quá mức với một loại tài sản. Cổ phiếu chỉ là một loại tài sản.

6. Tỷ lệ Risk:Reward (rủi ro/phần thưởng).


Kỳ vọng của bạn về phần thưởng khi tham gia giao dịch phải luôn là bội số của rủi ro tính từ vị trí dừng lỗ của bạn.


7. Tránh thua lỗ lớn.


Thua lỗ lớn chính là nguyên nhân số MỘT dẫn đến việc giao dịch không có lợi nhuận!

Nguồn: en.rattibha.com

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;);)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 351 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 486 Xem / 20 Trả lời
  • Nhật Hoài trong Hệ thống giao dịch - Trading system 13,443 Xem / 17 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 198 Xem / 1 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 632 Xem / 4 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên