3 cách giao dịch cực hay với mô hình nến Piercing Line cho anh em nào đam mê Price Action!

3 cách giao dịch cực hay với mô hình nến Piercing Line cho anh em nào đam mê Price Action!

3 cách giao dịch cực hay với mô hình nến Piercing Line cho anh em nào đam mê Price Action!

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,393
29,048
Piercing Line là một mô hình nến khá thú vị. Sự hình mô hình nến này cần hai hành động giá quan trọng đó là: Giá giảm mạnh và sau đó đảo chiều tăng lên.

Trong bài viết này bạn sẽ được tìm hiểu mô hình nến này qua ba biểu đồ chi tiết với cách áp dụng mô hình nến này vào việc giao dịch như thế nào.

Cách xác định mô hình nến Piercing Line


Mô hình nến Piercing Line gồm có 2 nến:

Nến đầu tiên là giảm giá.

Nến thứ hai phải thỏa 2 điều kiện sau:

  • Giá mở cửa phải thấp hơn giá thấp nhất của nến đầu tiên.
  • Giá đóng cửa phía trên 50% thân nến đầu.
Nhìn vào hình dưới đây để rõ hơn:

PiercingLine-traderviet.png

Mô hình nến Dark Cloud Covermô hình nến giảm ngược lại với Piercing Line. Tuy nhiên trong bài viết này, chúng ta tập trung vào mô hình nến Piercing Line.

Mô hình nến Piercing Line có ý nghĩa gì?

Nến đầu tiên xác định thị trường có sự sụt giảm giá diễn ra. Nến thứ hai lại có giá mở cửa thấp hơn, và cách một khoảng so với giá thấp nhất của nến đầu tiên. Nó thể hiện có người chấp nhận bán với giá thấp hơn trước đó, cho thấy kỳ vọng giá tiếp tục giảm của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, kết thúc nến thứ hai lại là một nến tăng mạnh. Nó gần như xóa bỏ lực giảm của nến đầu tiên. Sự đảo chiều bất ngờ này chính là điểm quan trọng, vì nó gây sốc đến kỳ vọng cho những người tham gia bán ra ở cây nến trước đó. Và nó có thể ảnh hưởng tâm lý của họ, khiến họ lo sợ hoặc chốt lệnh, thậm chí họ có thể vào lệnh mua ngược lại.

Để đánh gia một mô hình nến Piercing Line chất lượng cần xem xét những yếu tố sau:
  • Phạm vi của cả hai nến
  • Phạm vi của khoảng trống giá giữa 2 nến
  • Tỷ lệ của đảo chiều so với nến đầu tiên
Các yếu tố này càng lớn, càng thể hiện được yếu tố gây sốc lên sự đảo chiều từ mô hình nến Piercing Line.

Ví dụ 1: Mô hình nến Piercing Line kết hợp với ngưỡng hỗ trợ


PiercingLine-traderviet1.jpg
  1. Mô hình nến này kết hợp với các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự khá tốt. Trong trường hợp này, chúng ta tập trung vào khu vực hỗ trợ được hình thành bởi vùng giằng co. Vùng hỗ trợ này đã được test thử 2 lần tiếp đó dẫn đến sự hình thành mô hình 2 đáy.
  2. Khoảng trống giá giảm xuống với mức Volume cao.
  3. Thị trường sideways dọc theo ngưỡng hỗ trợ. Tuy nhiên giá đã không phá vỡ thành công ngưỡng hỗ trợ này và hình thành mô hình nến Piercing Line. Đây là tín hiệu mà chúng ta có thể mua lên và chúng ta có thể kỳ vọng giá lấp đầy khoảng gap trước đó.
  4. Lần test cuối cùng đối với ngưỡng hỗ trợ này với ngụ ý rằng, thị trường đang có áp lực mua lên tại đây.

Ví dụ 2: Mô hình nến Piercing Line với kênh xu hướng có xuất hiện trạng thái Overshoot


Ở đây, chúng ta sử dụng SMA 200 để xác định xu hướng tăng (giá nằm phía trên SMA 200).

PiercingLine-traderviet-1.jpg
  1. Kênh ngược xu hướng được xác định bởi 2 đỉnh. Trạng thái Overshoots ngụ ý rằng động lực giá đi ngược xu hướng đã trở nên cạn kiệt. Để hiểu hơn về Overshoot, mọi người có thể đọc lại bài viết này của mình tại đây.
  2. Nến Piercing Line này rất ấn tượng. Nó xuất hiện ngay vùng giá hợp lưu giữa ngưỡng kháng cự và gần sát với SMA 200 ngay bên dưới.
  3. Cú hồi này đã test thử và phá vỡ đường xu hướng như một mức hỗ trợ. Và quan trọng hon nó cung cấp điểm vào lệnh cho trader chúng ta.
Lưu ý quan trọng: các mô hình nến Piercing Line đẹp, thường kèm theo những khoảng gap tăng ngay sau khi mẫu hình này hoàn thành. Như ví dụ đầu tiên cũng như vậy.

Ví dụ 3: Mô hình nến Piercing Line kết hợp với tín hiệu phân kỳ trên RSI


Đây là ví dụ chúng ta sử dụng chỉ báo RSI để tìm sự đảo chiều từ mô hình này.

PiercingLine-traderviet-2.jpg
  1. Mô hình nến Piercing Line đã kết thúc một chuỗi nến giảm gồm 6 nến.
  2. Tại những vị trí lơ lửng như thế này, thương mô hình sẽ không cho chúng ta tín hiệu giao dịch nào ở đây cả. Nhưng trong trường hợp này, lại có tín hiệu phân kỳ xảy ra ở chỉ báo RSI.Và nó khiến cho tín hiệu mua lên này trở nên hấp dẫn hơn.
  3. Không giống như các ví dụ trước đó, thị trường không di chuyển ngay lập tức thể hiện sự quyết đoán của nó. Thay vào đó, thị trường lại lưỡng lự trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, một nến breakout tăng mạnh xuất hiện.
  4. Ở đây, chỉ báo RSI đã giúp chúng ta hiểu được bối cảnh của thị trường.

Kết luận


Piercing Line là một mô hình nến hấp dẫn. Bạn có thể tìm thấy chúng trong vùng giằng co. Nhưng trong bối cảnh đó, mẫu hình nến này lại không có ý nghĩa về mặt giao dịch.

Chúng ta nên tập trung vào mô hình này khi nó hiện rõ hơn trên biểu đồ giá, tại các vùng giá quan trọng.

Chú ý đến kích thước, và độ dài của mô hình nến này.

Cuối cùng, như với tất cả các mô hình nến, hãy nhớ nguyên tắc này:

Chúng ta giao dịch với thị trường, không phải giao dịch với mô hình nến
Hi vọng bài viết hữu ích với các anh em trên diễn đàn nhé <3

Trích nguồn: TSR
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 606 Xem / 3 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 231 Xem / 7 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 129 Xem / 9 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 675 Xem / 47 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 332 Xem / 3 Trả lời
  • haruking trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 31,218 Xem / 111 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên