10 BÍ QUYẾT phân tích price action này sẽ NÂNG TRÌNH giao dịch của trader - P1

10 BÍ QUYẾT phân tích price action này sẽ NÂNG TRÌNH giao dịch của trader - P1

10 BÍ QUYẾT phân tích price action này sẽ NÂNG TRÌNH giao dịch của trader - P1

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,393
29,045
Bài viết này sẽ chia sẻ cho anh em trader 10 bí mật giao dịch hành động giá rất hiệu quả. Những kỹ thuật này không quá phức tạp, ngược lại chúng khá dễ tiếp cận và quan trọng là khi phối hợp với những kỹ năng và nguyên tắc giao dịch về hành động giá của bạn sẽ càng tăng thêm phần hiệu quả.

1. Có nhiều xu hướng nhỏ bên trong một xu hướng đơn lẻ


Nếu bạn giao dịch theo xu hướng tăng trên biểu đồ M5, nhưng biểu đồ ngày hoăc biểu đồ giờ đang trong xu hướng giảm thì sao? Điều này có làm thay đổi xu hướng giao dịch của bạn không?

Có thể đấy! Cho dù khả năng này là cao hay thấp đi nữa thì ít nhất bạn cũng nên nhận thức được điều này.

Giao dịch theo hành động giá đòi hỏi trader cần có sự nhận thức cao với sự di chuyển của thị trường, vì bạn không sử dụng chỉ báo, nếu như bạn mất tập trung thì có thể không thấy được bức tranh lớn của thị trường, mà việc làm này chính là nhiệm vụ quan trọng nhất của một trader giao dịch theo hành động giá.

Ví dụ như bạn đang thấy thị trường có xu hướng tăng tổng thể trên khung tháng và một vài đợt giảm nhỏ trong quá trình. Và nếu như về lại biểu đồ tuần bạn sẽ thấy được đúng là có một xu hướng giảm nhỏ hơn trong xu hướng tăng lớn. Và nếu như bạn về lại biểu đồ ngày bạn có thể thấy được nhiều xu hướng hơn nữa trong một xu hướng lớn. Và nếu về khung thời gian càng thấp bạn sẽ thấy được rõ hơn chi tiết hành động giá của xu hướng lớn là được cấu thành từ rất rất nhiều những xu hướng nhỏ như thế.

Các bạn nhìn bên dưới là biểu đồ khung M1:

upload_2023-5-19_10-26-32.png


Tiếp tục bạn nhìn biểu đồ M15, có thể thấy xu hướng tăng trên M1 chỉ là một đợt sóng tăng trên M15:

upload_2023-5-19_10-26-47.png


Và hình bên dưới là biểu đồ khung H1, vùng đánh dấu ô vuông chính là đoạn hành động giá được đánh dấu ở khung M15:

upload_2023-5-19_10-27-4.png


Và các bạn nhìn biểu đồ ngày bên dưới, có thể thấy xu hướng tăng trên H1 chỉ là một đoạn tăng nhỏ trên khung ngày mà thôi:

upload_2023-5-19_10-27-20.png


Đôi khi các xu hướng ở khung lớn và khung thấp có thể xung đột với nhau, đó là lý do vì sao phân tích đa khung thời gian lại quan trọng, vì bạn có thể sẽ nắm được thời điểm mà các xu hướng ở khung lớn và khung thấp đồng bộ với nhau.

Bằng cách nhìn vào bức tranh tổng thể từ khung lớn đến khng thấp bạn có thể hiểu rõ hơn về bối cảnh của thị trường và tìm được cơ hội giao dịch có xác xuất cao hơn.



2. Đi theo cấu trúc của thị trường


Xu hướng trên thị trường được xác định khá đơn giản nhưng đây lại là cách thức xác định xu hướng mạnh mẽ nhất mà phần lớn trader sử dụng.

Đối với xu hướng tăng thị trường sẽ tạo cấu trúc đỉnh đáy sau cao hơn đỉnh đáy trước, các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2023-5-19_10-27-48.png

Trong đó:
  • HH: Higher High (Đỉnh cao hơn)
  • HL: Higher Low (Đáy cao hơn)
Xu hướng giảm sẽ có cấu trúc ngược lại, thị trường sẽ tạo đỉnh đáy sau thấp hơn đỉnh đáy trước, như hình bên dưới:

upload_2023-5-19_10-28-10.png

Trong đó:
  • LH: Lower High (Đỉnh thấp hơn)
  • LL: Lower Low (Đáy thấp hơn)
Các bạn nhìn ví dụ bên dưới:

upload_2023-5-19_10-28-37.png


Ta thấy phần biểu đồ bên trái thị trường hình thành đỉnh đáy thấp hơn cho thấy thị trường trong cấu trúc giảm.

Nhưng phần biểu đồ bên phải, đợt tăng mạnh đã phá vỡ đỉnh thấp hơn tạo đỉnh cao hơn và sau đó thị trường tiếp tục tạo đáy cao hơn và đỉnh cao hơn nữa hình thành xu hướng tăng.

Khi xác định được xu hướng thị trường hiện tại đang tăng hay đang giảm, trader có thể điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với điều kiện hiện tại của thị trường. Cụ thể đó là trong xu hướng tăng thì chỉ tìm cơ hội mua và ngược lại, trong xu hướng giảm thì chỉ tìm cơ hội bán.

Vậy nên, việc nhận biết được cấu trúc hiện tại của thị trường và giao dịch theo nó là nguyên tắc cực kỳ quan trọng mà anh em cần nắm nhé.



3. Mô hình Ross Hook


Đây là mô hình không quá nổi tiếng trong giới trading, nhưng nếu như bạn hiểu và áp dụng được mô hình này thì đây lại là vũ khí cực kỳ lợi hại đấy.

Mọi người nhìn biểu đồ bên dưới là mô hình RH tăng giá:

upload_2023-5-19_10-29-9.png


Và hình bên dưới là mô hình RH giảm giá:

upload_2023-5-19_10-29-23.png


Anh em nào muốn đọc thêm về mô hình này thì có thể xem lại ở bài viết bên dưới nhé:



Mô hình này bắt đầu với một xu hướng tăng hoặc giảm và sau đó là một sự điều chỉnh nhẹ.
Khi giá thoát khỏi sự điều bỉnh thì chúng ta có thể giao dịch được.

Ví dụ như bạn đang trong một xu hướng tăng và ta thấy có một sự điều chỉnh, thì mô hình RH sẽ là khi giá thoát khỏi sự điều chỉnh này và tiếp tục xu hướng tăng trước đó.

Vậy nên điểm được khuyến nghị giao dịch trong mô hình này đó là mua hoặc bán tại điểm phá vỡ đi theo xu hướng là được.

4. Xác định thời điểm thị trường tích lũy hoặc bỏ lỡ cơ hội giao dịch


Nếu thị trường đang trong một xu hướng tăng nhưng không hình thành được đỉnh cao hơn hoặc nếu như thị trường đang trong xu hướng giảm nhưng không hình thành được đáy thấp hơn thì nó có thể đang nằm trong giai đoạn tích lũy hoặc đi ngang.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

upload_2023-5-19_10-30-0.png


Hoặc biểu đồ bên dưới:

upload_2023-5-19_10-30-12.png


Việc nhận biết được giai đoạn thị trường tích lũy là một kỹ năng cần thiết. Vì những giai đoạn này xuất hiện ngay cả khi bạn giao dịch trong điều kiện thị trường có xu hướng.

Giai đoạn thị trường tích lũy cho trader thấy được thị trường đang có sự do dự và các nhà giao dịch và nhà đầu tư không chắc chắn về hướng đi của thị trường trong tương lai.

Nhưng đây lại là giai đoạn tiền thân của một sự phá vỡ hoặc một sự đảo chiều nên ở giai đoạn này cũng cung cấp cho trader những tín hiệu giao dịch cực kỳ tiềm năng và quan trọng hơn là giúp bạn có thể phân tích được biểu đồ tốt hơn.

Sụ phá vỡ khỏi giai đoạn giá đi ngang hoặc tích lũy này chính là thông tin quan trọng trong việc xác định hướng đi tiếp theo của thị trường. Nó giúp trader trong việc xác định xu hướng, thậm chí là công cụ quản lý rủi ro rất hiệu quả.



5. Nhìn hỗ trợ kháng cự từ góc độ cung cầu


Nhiều trader định nghĩa ngưỡng kháng cự hỗ trợ cơ bản là những vùng mà giá tiếp cận đến đó thì sẽ bật ngược trở lại.

upload_2023-5-19_10-30-44.png


Ví dụ như khi một cổ phiếu tăng giá, cứ tăng đến khi nó đạt đến một điểm mà các nhà đầu tư đã mua ở giá thấp hơn quyết định bán ra và thu lợi nhuận của họ.

Chính điều này đã hình thành cho chúng ta ngưỡng kháng cự khi cổ phiếu cần đấu tranh để vượt qua mức giá đó.

Điều này tương tự với khi giá một cổ phiếu đang giảm. Người mua sẽ nhìn thấy cơ hội mua vào với mức giá tốt, lúc này sẽ hình thành cho chúng ta ngưỡng hỗ trợ. Và giá cổ phiếu sẽ có xu hướng tăng ngược trở lại từ điểm đó.

Với trader chúng ta thì các ngưỡng hỗ trợ kháng cự là nơi có thể tìm điểm vào lệnh cũng như thoát lệnh tiềm năng.

Từ điều này chính ta có thể thấy được rằng, thực tế những ngưỡng kháng cự là nơi mà những đơn hàng được hấp thụ, đó là nơi tồn tại áp lực mua bán mạnh hơn những vùng khác.

Vậy nên thực tế những vùng này được dùng để hiểu được động lực của thị trường hay lực cung lực cầu của thị trường.

Chỉ là cách hiểu thôi nhưng có thể cho bạn thấy rõ được cấu chuyện của thị trường, xác định được những vùng này có thể giúp trader đưa ra được nhiều quyết định sáng suốt và đúng đắn hơn.

Hết phần 1

Phần tới chúng ta sẽ xem 5 bí mật còn lại là gì nhé. Mời anh em tham khảo.

Trích nguồn: optimusfutures
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
3. Mô hình Ross Hook


Đây là mô hình không quá nổi tiếng trong giới trading, nhưng nếu như bạn hiểu và áp dụng được mô hình này thì đây lại là vũ khí cực kỳ lợi hại đấy.

Mọi người nhìn biểu đồ bên dưới là mô hình RH tăng giá:

upload_2023-5-19_10-29-9-png.329121



Và hình bên dưới là mô hình RH giảm giá:

upload_2023-5-19_10-29-23-png.329123



...


Mô hình này bắt đầu với một xu hướng tăng hoặc giảm và sau đó là một sự điều chỉnh nhẹ.
Khi giá thoát khỏi sự điều bỉnh thì chúng ta có thể giao dịch được.

Ví dụ như bạn đang trong một xu hướng tăng và ta thấy có một sự điều chỉnh, thì mô hình RH sẽ là khi giá thoát khỏi sự điều chỉnh này và tiếp tục xu hướng tăng trước đó.

Vậy nên điểm được khuyến nghị giao dịch trong mô hình này đó là mua hoặc bán tại điểm phá vỡ đi theo xu hướng là được.

Phương pháp này, theo góc nhìn của SMC, thì giá chưa quay lại mitigate để hoàn thành 1 Order Flow hoàn chỉnh. Nên theo mình, hãy backtest cẩn thận và thống kê lại xem hiệu suất thế nào đã. Admin @Phương Thúy nhỉ. Ngoài ra, với pp break out mà SL rộng như thế này thì khó được xem là lợi thế (trừ trường hợp winrate phải khoảng 60-70% trở lên.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 466 Xem / 46 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 153 Xem / 3 Trả lời
  • haruking trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 31,117 Xem / 111 Trả lời
  • Smart_Money trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 434 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 304 Xem / 3 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 810 Xem / 20 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên