Tóm gọn hành trình trở thành một "trader có lợi nhuận" chỉ trong 7 bước

Tóm gọn hành trình trở thành một "trader có lợi nhuận" chỉ trong 7 bước

Tóm gọn hành trình trở thành một "trader có lợi nhuận" chỉ trong 7 bước

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,852
29,773
Cần những gì để trở thành một trader thành công? Có thể mỗi trader thành công đều có những hướng đi không giống nhau, phương pháp giao dịch khác nhau, trải qua những chuyện khác nhau trong giao dịch, tuy nhiên thì hành trình giao dịch của họ vẫn có những giai đoạn và điểm tương đồng.

Và dưới đây là 7 bước mà hầu hết các trader sẽ phải trải qua để kiếm được lợi nhuận trong giao dịch.

1. Tìm kiếm thị trường giao dịch


Bạn lựa chọn thị trường ngoại hối, chứng khoán hay thị trường tương lai,... Vì mỗi thị trường đều có đặc tính riêng, không thị trường nào giống thị trường nào và cũng không có cái nào là tốt nhất.

Lựa chọn thị trường nào còn tùy thuộc vào sở thích và tính cách cá nhân mỗi người. Nếu công việc của bạn khá bận và không có nhiều thời gian để theo dõi thị trường thì thị trường chứng khoán có lẽ không phù hợp vì nó mở cửa trong giờ hành chính. Ngược lại thị trường ngoại hối và hợp đồng tương lai có lẽ sẽ tốt hơn.

2023-08-14_112535.png

Ngoài ra việc lựa chọn thị trường giao dịch cũng còn phải dựa trên phương pháp giao dịch của bạn như thế nào nữa.

Thực hiện đúng bước đầu tiên này rất quan trọng vì nó quyết định mức độ hiệu quả của công việc.



2. Tìm kiếm một chiến lược phù hợp


Khi đã tìm thấy thị trường giao dịch phù hợp rồi thì thứ tiếp theo mà bạn cần đó là một chiến lược để giao dịch được trên thị trường mà bạn lựa chọn.

Tìm kiếm nhanh trên mạng bạn sẽ thấy có hàng nghìn chiến lược giao dịch khác nhau. Vấn đề là làm sao để bạn có thể xác định được chiến lược phù hợp với bản thân của mình nhất.

Vậy cần phải chú ý điều gì khi lựa chọn chiến lược cho bản thân?

Trong vài tháng đầu tiên bạn có thể đi khám phá các loại chiến lược khác nhau để hiểu được cách tiếp cận khác nhau về cách phân tích, giao dịch, thời gian giao dịch, quản lý và thoát lệnh.

4-bi-quyet-giao-dich-tu-cac-top-trader.jpg

Tuy nhiên thì có một lời khuyên cho bạn đó là nên thử chiến lược khoảng 3-4 tháng. Mục đích là giúp bản thân bạn hiểu rõ được cách vận hành chiến lược mà bạn lựa chọn.

Sau một vài chiến lược mà bạn tìm hiểu, thì sau năm đầu tiên thôi là bạn có thể xác định được đâu là chiến lược giao dịch phù hợp nhất với bản thân.

Mục tiêu ở bước này không phải là tìm ra chuến lược giúp bạn kiếm được nhiều tiền, mà mục tiêu là giúp bạn hiểu rõ bản thân mình thuộc tuýp trader nào để tìm được phương pháp phù hợp.

Khi nói đến chiến lược, hãy đảm bảo rằng bạn có một chiến lược giao dịch hoàn chỉnh. Tức là nó phải có tất cả các nguyên tắc cho những yếu tố sau:
  • Nguyên tắc cho điểm vào lệnh
  • Nguyên tắc cho điểm dừng lỗ và chốt lời
  • Nguyên tắc cho điểm thoát lệnh
  • Cách quản lý giao dịch
  • Cách quản lý rủi ro
Nhiều trade mắc sai lầm khi chỉ tập trung vào điểm giao dịch mà bỏ qua những yếu tố còn lại. Kết quả là khi giao dịch, họ không có quy tắc nào để quản lý giao dịch và cách ứng phó với biến động giá. Kết quả sau cùng đó là thua lỗ. Và nếu trader không chịu tập trung vào những khía cạnh quan trọng khác nữa thì thua lỗ đó mới chỉ là bắt đầu thôi.






3. Không có đường tắt trong trading


Vì đường tắt trong trading chính là đường vòng. Đến một thời điểm bạn sẽ phải ngừng nghiên cứu và chỉ chấp nhận một chiến lược.

Bạn cần hiểu rằng, bạn không chỉ phải tìm ra một chiến lược giúp bạn kiếm được lợi nhuận, mà bạn còn phải học cách thực hiện một chiến lược sao cho hiệu quả và điều chỉnh nó cho phù hợp với điều kiện thị trường.

Muốn làm được điều này, bạn phải cần thời gian. Không ai có thể làm được điều này chỉ trong 1 ngày cả.

2023-08-13_154138.png

Cho dù bạn nắm trong tay một chiến lược tốt và có quy tắc giao dịch chặt chẽ. nhưng nếu không biết cách thực hiện nó thì kết quả cũng sẽ tệ như giao dịch mà không có chiến lược thế thôi.

Vậy nên muốn giao dịch tốt thì phải có thời gian và muốn trở thành nhà giao dịch thành công là cả một quá trình.

Ở giai đoạn này, bạn sẽ có tâm lý muốn từ bỏ chiến lược sau một vài giao dịch thua lỗ. Và việc bạn phải làm là chống lại sự thôi thúc này, vì thực sự thì 99% trường hợp không phải chiến lược cần thay đổi mà là bạn mới là người cần phải thay đổi.



4. Học hỏi từ chính thua lỗ của bản thân


Việc đánh giá lại giao dịch của bản thân có 2 mục đích chính:

Đầu tiên, đó là giúp trader nhận thấy được rằng những thua lỗ mà họ gặp phải là do chính họ gây ra. Phần lớn các khoản lỗ là kết quả của việc đi chệch khỏi nguyên tắc giao dịch.

eb28519930c54357ccc74f171853378d_M.jpg

Đây là tin tốt vì trader không cần thiết phải thay đổi chiến lược mà thay vào đó trader phải tự nỗ lực, tạo ra các nguyên tắc để đối phó và cải thiện tính kỷ luật của mình.

Xem lại những giao dịch gần đây nhất và kiểm tra xem bản thân có mắc phải sai lầm nào hay không và làm sao để cải thiện nó.

Thứ 2, đó là giúp trader biết được những vấn đề với chiến lược giao dịch của mình.

Nếu bạn chịu khó ngồi đánh giá lại những giao dịch của bản thân, thì sẽ có cơ hội học hỏi được rất nhiều điều giá trị từ chính sai lầm của mình.

5. Backtest – Tăng tốc quá trình học tập của bạn


Trong quá trình backtest lại, nhà giao dịch xem xét dữ liệu giá trong quá khứ và tìm kiếm cơ hội giao dịch bằng cách áp dụng những nguyên tắc giao dịch của họ.

Mục đích là để đánh giá chiến lược và nguyên tắc sẽ được thực hiện như thế nào trong quá khứ. Trader sẽ thu được rất nhiều thông tin quan trọng thông qua việc này vì dụ như tỷ lệ thắng, tần suất giao dịch, tỷ lệ RR,...

2023-08-13_154214.png

Đồng thời việc này cũng giúp trader cải thiện được khả năng nhận biết các thiết lập giao dịch chất lượng một cách nhạy bén và sẽ càng ngày càng tốt lên theo thời gian.

Tốt nhất mỗi ngày hãy dành ra ít nhất 30 phút để làm việc này mỗi ngày, kết quả bạn nhận được sẽ cực kỳ có ích với hành trình giao dịch sau này của mình.



6. Giao dịch thực tế


Đây là giai đoạn mà bạn giao dịch tiền thật. Trước khi bắt đầu giai đoạn này bạn nên hiểu rõ về chiến lược giao dịch của mình, biết cách vận hành nó. Những việc này không đảm bảo khi giao dịch thực tế bạn sẽ kiếm được tiền, mà nó chỉ giúp bạn chủ động hơn và hạn chế được nhiều rủi ro không đáng có khi thực hiện với tiền thật.

backtest-hệ-thống-giao-dich-traderviet.png

7. Quản lý kỳ vọng và rủi ro


Đây là bước không thể thiếu nếu muốn thành công trên con đường giao dịch.

Bất cứ trader nào cũng sẽ phải đối mặt với rủi ro. Đây là điều không thể tránh khỏi, vậy nên việc quản lý rủi ro là nhiệm vụ hàng đầu của một trader.

Xác định khối lượng giao dịch và giới hạn rủi ro chấp nhận là điều cơ bản và cũng là quan trọng nhất trong một kế hoạch quản lý vốn.

Mức rủi ro được kiến nghị là 1% trên vốn cho mỗi giao dịch mà bạn thực hiện. Hãy nhớ rằng, luôn phải dừng lỗ và có một giới hạn rủi ro nhất định cho tài khoản, nếu không thì sẽ không thể tồn tại lâu dài trên thị trường được.

Trên đây là 7 bước để một trader có được thành công trong trading. Mời các anh em tham khảo.

Trích nguồn: tradeciety
 
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • happy new year trong Chuyện bên lề 937 Xem / 39 Trả lời
  • longmaket trong Trao Đổi về Broker 73 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 244 Xem / 5 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 319 Xem / 9 Trả lời
  • Huynh Duc Trung trong Trao Đổi về Broker 704 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên

    Miễn trừ trách nhiệm

    Tất cả nội dung trên website này đều vì mục đích cung cấp thông tin và không phải lời khuyên đầu tư.

    Tại Việt Nam, giao dịch CFD forex có các rủi ro nhất định, trong đó bao gồm rủi ro về pháp lý. Độc giả nên tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định tham gia.