Lý thuyết sóng Goodman từ cơ bản đến nâng cao - Phần 2: Nguyên tắc giao cắt

Lý thuyết sóng Goodman từ cơ bản đến nâng cao - Phần 2: Nguyên tắc giao cắt

Lý thuyết sóng Goodman từ cơ bản đến nâng cao - Phần 2: Nguyên tắc giao cắt

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,449
29,155
Ở phần trước chúng ta đã nắm được 2 nguyên tắc đầu trong lý thuyết sóng Goodman (GWT). Ở bài viết này chúng ta tìm hiểu thêm nguyên tắc thứ 3, đó là nguyên tắc giao cắt.

Anh em nào chưa đọc bài viết trước thì có thể xem lại ở link bên dưới nhé:

Lý thuyết sóng Goodman từ cơ bản đến nâng cao - Phần 1: Ma trận 1-2-3

So sánh lý thuyết sóng Goodman và sóng Elliott


Các lý thuyết sóng đa phần đều có chung ý tưởng, nhưng giữa Goodman và Elliott có 3 điểm khác biệt quan trọng mà chúng ta cần biết.

Đầu tiên, GWT coi 1-2-3 là khối xây dựng chính, còn Elliott là 1-2-3-4-5. Vì nguyên tắc lan truyền trong ma trận 1-2-3 nên có sự khác biệt quan trongj ở con sóng thứ 4.

Trong Elliott, con sóng 4 có liên quan đến con sóng 3. Trong khi GWT, con sóng 4 là sự khỏi đầu của sự lan truyền của ma trận 1-2-3. Con sóng 4 được gọi là Return Swing (Sóng quay đầu) trong GWT. Điểm kết thúc (EP) con sóng hồi số 2 (Secondary Swing – SS) được gọi là Return Point (Điểm quay đầu). Các bạn nhìn hình bên dưới:

1.jpg

Vùng giá giữa Return Swing và Return Point là rất mạnh. Và đó thường dẫn đến sự đảo nhiều hoặc ít nhất là một cú bật lại mạnh mẽ. Đó được gọi là vùng quay đầu (Return Zone) và là một yếu tố quan trọng trong cả 3 thiết lập giao dịch theo GWT.

Từ trên ta thấy rằng, trong GWT, sóng 4 này liên quan đến toàn bộ 1-2-3 chứ không chỉ riêng gì sóng 3 trước đó. Trong GWT, 1-2-3 ban đầu đã trở thành con sóng 1, và con sóng thứ 4 trở thành con sóng 2 trong bộ sóng 1-2-3 lớn hơn.

Nguyên tắc thứ 3: nguyên tắc giao cắt


Trong Lý thuyết sóng Goodman, điểm giao cắt là một mức giá mà các điểm của hai hoặc nhiều ma trận hoặc một ma trận và một con sóng giao nhau. Hai con sóng giao nhau không phải là điểm giao cắt. Để hiểu nguyên tắc giao cắt này, hãy xem xét điểm 50% trong sóng 1-2. Tại điểm 50%, tất cả người mua và người cân bằng nhau. Một nửa số người mua và một nửa số người bán có lãi, một nửa còn lại là thua lỗ. Điểm 50% này cong gọi là Tipping Point (TP), đây là một điểm cân bằng quan trọng.

Tại điểm 50% này, đó là điểm giao cắt của 2 cú swing, thứ nhất là điểm kết thúc của cú swing thứ cấp (SS) và điểm TP của sóng chính đầu tiên (FPS).

Mặc dù điều này quan trọng nhưng chưa đủ để có thể giao dịch. Nếu càng có nhiều đợt dao động giá hoặc ma trận giao nhau tại cùng một vùng giá, thì trạng thái cân bằng sẽ càng mạnh mẽ.

Ở hình dưới là hình minh họa cho điểm giao cắt của điểm kết thúc sóng thứ cấp (SS) và TP của sóng chính đầu tiên. Đây còn gọi là một giao cắt kép:

2.jpg

Giao cắt 3 điểm sẽ như hình bên dưới, ở hình dưới ta thấy, sóng chính thứ 2 (SPS) của sóng thứ cấp (SS), chính là một ma trận. EP của nó giao cắt với toàn bộ ma trận của SS và điểm TP của cón sóng chính đầu tiên:

3.jpg

Bằng việc xác định các điểm giao cắt như vậy, ta có thể có được một vài dạng giao cắt tiêu chuẩn trong hành động giá và lập chúng thành những biểu mẫu (Template) để so sánh với biểu đồ khi phân tích.

Ở các phần tới chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài biểu mẫu này. Phần sau chúng ta tìm hiểu nốt nguyên tắc còn lại, đó là nguyên tắc 3-C.

Anh em nào quan tâm để lại comment bên dưới nhé.

Trích nguồn: sacredtraders
 
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Cám ơn em gái @Phương Thúy nhé. Nay mới biết bài này. Lý thuyết sóng này của Goodman quả là đơn giản, dễ hiểu. Nhớ thời bắt đầu tham gia lĩnh vực này, với đầu tư cổ phiếu, mình đọc cuốn Nhà đầu tư thông minh của Benjamin Gram. Còn với phân tích kỹ thuật chuyên sâu, mình đọc cuốn: Sóng Eliot. Sau mới nhận ra rằng, 2 cuốn này quả là vô cùng khó nhằn đối với người mới. Và kể cả bây giờ cũng vậy.

Với việc tổ hợp 3 nhịp sóng cơ bản: 1 - 2 - 3 và các tổ hợp kết hợp, ta hoàn toàn thấy dễ hiểu, dễ áp dụng. Kỹ thuật hợp lưu tại điểm cân bằng cũng là khá thú vị. Hoặc điểm hồi tối thiểu > 25% cũng đơn giản, dễ hiểu. Chỉ đơn thuần là 1/2 của 50%. (xem ảnh dưới)
1717039775253.png

Còn lý thuyết giao cắt 2 điểm, cũng chính là cú pullback 1 chân (1 nhịp, one leg) của AL Brook. Cũng chính là pp giao dịch với cú pullback đầu tiên
1717039863897.png

Còn lý thuyết về giao cắt 3 điểm, cũng chính là sự điều chỉnh 2 nhịp, 2 chân mà AL Brook thường đề cập (xem ảnh dưới).
1717039974988.png

Cám ơn cô gái @Phương Thúy xinh đẹp.
 
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,230 Xem / 65 Trả lời
  • Bianas trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 28,066 Xem / 12 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 480 Xem / 6 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 645 Xem / 5 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 241,192 Xem / 1,089 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên