Lạm phát hạ nhiệt sẽ khiến Fed và các NHTW đảo chiều chính sách

Lạm phát hạ nhiệt sẽ khiến Fed và các NHTW đảo chiều chính sách

Lạm phát hạ nhiệt sẽ khiến Fed và các NHTW đảo chiều chính sách

TraderViet News

Editor
Trial mod
7,532
35,810
Các ngân hàng trung ương đang hứng chịu chỉ trích vì phản ứng quá chậm trước những dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng lạm phát đang đi qua, chưa đầy hai năm sau khi họ bị chỉ trích vì phản ứng chậm chạp trước đợt giá cả tăng vọt.

Giờ thì một số quan chức đã cảnh báo nếu chờ đợi quá lâu để cắt giảm lãi suất, các ngân hàng trung ương có thể gây tổn hại cho các nền kinh tế vốn đã suy yếu hoặc gây khó khăn cho các Chính phủ nặng nợ như Italy.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bỗng dưng trở thành trung tâm của cuộc tranh luận sau khi lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giảm xuống 2.4%, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021 và gần mục tiêu 2%. Các cuộc tranh luận tương tự đang diễn ra ở Mỹ và Anh, ngay cả khi tỷ lệ lạm phát ở đây vẫn chưa giảm xuống mức thấp.

“Câu hỏi là liệu NHTW lớn nào có nguy cơ phạm sai lầm chính sách ở thời điểm này? Với tôi, nhiều khả năng đó là ECB vì lạm phát đã giảm nhanh”, Innes McFee, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Oxford Economics, chia sẻ. “Họ có động lực để tỏ ra cứng rắn, nhưng hành động buộc phải thay đổi”.

1.png



Các nhà đầu tư đã phản ứng trước sự hạ nhiệt của lạm phát Eurozone trong 3 tháng liên tiếp bằng cách đặt cược ECB sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm hơn. Nhiều chuyên gia kinh tế hiện dự báo đợt giảm lãi suất đầu tiên của ECB sẽ diễn ra trong nửa đầu năm 2024.

Dirk Schumacher, cựu chuyên gia kinh tế của ECB đang làm việc cho ngân hàng Natixis của Pháp, cho biết lạm phát tại khu vực Eurozone có thể chạm mức 2% vào mùa xuân năm tới.

Ông dự đoán ECB sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6 và sau đó tiến hành giảm 25 điểm cơ bản tại mỗi cuộc họp vào năm tới.

Tân Thống đốc Ngân hàng Trung ương Italy, Fabio Panetta đã ám chỉ trong tuần này rằng có thể cần phải sớm cắt giảm lãi suất “để tránh những thiệt hại không cần thiết đối với hoạt động kinh tế và rủi ro đối với sự ổn định tài chính”.

Các thị trường trái phiếu Chính phủ phục hồi sau những bình luận của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp François Villeroy de Galhau. Các nhà đầu tư đặt cược vào việc ECB sẽ cắt giảm lãi suất trong những tháng đầu năm tới.




Tuy vậy, vẫn còn một số ý kiến phản đối. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đức Joachim Nagel cho biết sự hạ nhiệt đáng khích lệ của lạm phát trong tuần này là không đủ để loại trừ khả năng lãi suất có thể còn tăng cao hơn nữa. Ông cũng cảnh báo “còn quá sớm để nghĩ đến khả năng giảm lãi suất”.

Lập luận này nhận được sự ủng hộ từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong tuần này. Chuyên gia kinh tế trưởng OECD Clare Lombardelli lập luận rằng ECB và Ngân hàng Trung ương Anh (BoJ) sẽ không thể giảm lãi suất cho đến năm 2025 do lạm phát cơ bản dai dẳng xuất phát từ áp lực tiền lương.

Các lãnh đạo NHTW cũng nhận thức được rằng bối cảnh nhu cầu suy yếu, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ tạo áp lực về chính trị buộc họ phải giảm lãi suất.

Đây là trường hợp ở Anh khi nước này có thể bước vào năm bầu cử. Huw Pill, Chuyên gia kinh tế trưởng của BoE, chia sẻ sự hạ nhiệt của lạm phát có thể gây hiểu nhầm rằng mối đe dọa từ lạm phát đã biến mất.

Tại Mỹ, nơi tăng trưởng vẫn mạnh hơn nhiều so với châu Âu, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hầu như không giao động trong quan điểm rằng chu kỳ tăng lãi suất có thể chưa kết thúc và những người mong chờ việc cắt giảm lãi suất sẽ cần phải kiên nhẫn.

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết: “Vẫn còn quá sớm để kết luận tự tin rằng lập trường chính sách đã đủ thắt chặt hoặc suy đoán về thời điểm chính sách có thể nới lỏng. Chúng tôi sẵn sàng thắt chặt chính sách hơn nữa nếu điều đó phù hợp”.

Theo Mary Daly, Chủ tịch Fed chi nhánh San Francisco, điều này là để bảo vệ uy tín của Fed trước khả năng nới lỏng chính sách quá sớm, trong khi lạm phát “lì lợm” ở mức cao trong thời gian dài.

Ian Shepherdson, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Pantheon Economics, cho biết một lý do khác dẫn đến “quan điểm bồ câu kéo dài” của Fed là lo ngại về việc một lần nữa đánh giá sai quỹ đạo lạm phát. Trước đó, họ bị chỉ trích nặng nề vì hành động quá chậm trước đà tăng của lạm phát sau đại dịch.

Nhưng khi hoạt động kinh tế suy giảm, nhu cầu lao động yếu đi và tăng trưởng tiền lương chậm lại, Shepherdson cho biết Fed có thể phạm một sai lầm khác: Đó là đánh giá thấp tốc độ hạ nhiệt của lạm phát.

Ông này nói: “Áp lực sẽ tăng lên trong vài tháng tới, đó là lý do tại sao tôi vẫn giữ nguyên dự báo cắt giảm lãi suất vào tháng 3”. Shepherdson hy vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 150 điểm cơ bản trong năm 2024 và thêm 125 điểm cơ bản nữa vào năm 2025.

Tuy nhiên, một số nhà hoạch định chính sách cho rằng vẫn còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến chống lạm phát, trong khi ở Mỹ, có nguy cơ tốc độ tăng trưởng nhanh gần đây có thể khiến lạm phát ở mức quá cao.

William English, cựu Giám đốc bộ phận tiền tệ của Fed, cho biết trong kịch bản này, Fed sẽ tiếp tục giữ lãi suất ở mức cao ngay cả khi áp lực từ các chính khách gia tăng trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm tới.

Nguồn: Fili
 
 

Giới thiệu sách Trading hay
Naked Forex - Phương Pháp Price Action Tinh Gọn

Naked Forex được đánh giá cao trên toàn cầu (theo Amazon) vì đã cung cấp một cẩm nang thực thụ cho những nhà giao dịch theo trường phái Price Action

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 329 Xem / 16 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 315 Xem / 5 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 322 Xem / 6 Trả lời
  • Tín Phong trong Phân tích Chứng khoán Việt Nam 112,683 Xem / 403 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 191 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên

    Miễn trừ trách nhiệm

    Tất cả nội dung trên website này đều vì mục đích cung cấp thông tin và không phải lời khuyên đầu tư.

    Tại Việt Nam, giao dịch CFD forex có các rủi ro nhất định, trong đó bao gồm rủi ro về pháp lý. Độc giả nên tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định tham gia.