14 Quy tắc quản lý vốn trader nên bỏ túi ngay nếu không muốn bị thị trường "Knock Out"

14 Quy tắc quản lý vốn trader nên bỏ túi ngay nếu không muốn bị thị trường "Knock Out"

14 Quy tắc quản lý vốn trader nên bỏ túi ngay nếu không muốn bị thị trường "Knock Out"

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,348
32,538
Xin chào cả nhà!

Sau đây là bài đăng trên trang TradingView của Timonrosso - một nhà giao dịch cổ phiếu và chỉ số từ năm 2003 nhé mọi người.

***​

Trong hơn 20 năm qua, tôi chỉ đề cập đến một vài quy tắc quản lý vốn. Nhưng sau khi ngẫm kỹ lại, tôi nhận ra rằng mình còn sử dụng rất nhiều quy tắc khác khi tôi giao dịch.

Vì vậy, tôi quyết định sẽ chia sẻ với cộng đồng TradingView 14 quy tắc quản lý rủi ro thiết yếu nhất mà tôi từng biết.

Quy tắc #1: Quy tắc 2% - Giới hạn rủi ro của bạn


Bạn có thể đã từng nghe tôi nói về quy tắc này trước đây, nhưng không sao, tôi xin phép chia sẻ nó với những thành viên mới.

Đây là cách quy tắc này hoạt động...

Không bao giờ mạo hiểm quá 2% tổng vốn giao dịch của bạn cho một giao dịch.

Cho dù giao dịch có vẻ tốt đến đâu, quy tắc này sẽ giúp bạn bảo vệ danh mục đầu tư của mình khỏi tác động từ kết quả của một giao dịch.

Lý do là, bạn sẽ bước vào một chuỗi thua liên tiếp.

Rất có thể bạn sẽ thua từ 5-7 giao dịch liên tiếp.

Nhưng với quy tắc 2%, bạn sẽ chỉ mất 10-14% danh mục đầu tư của mình so với khi bạn mạo hiểm 5-10% cho mỗi giao dịch.


Quy tắc #2: Quy tắc xác suất - Đánh giá giao dịch


14-quy-tac-quan-ly-von-cho-trader-traderviet2.png

Khi bạn thực hiện đặt lệnh Buy hay Sell, bạn có thể xếp loại chúng thành 3 loại, tuỳ theo chiến lược giao dịch của bạn.

Tôi muốn phân loại các giao dịch này là:
  • Xác suất cao: Mạo hiểm 2%
  • Xác suất trung bình: Mạo hiểm 1,5%
  • Xác suất thấp: Mạo hiểm 1%
Trong trường hợp tiêu chí giao dịch của tôi phù hợp với tất cả các yếu tố để Buy hoặc Sell, thì đây sẽ được coi là giao dịch có xác suất cao. Đó là giao dịch tôi mạo hiểm 2% danh mục đầu tư của mình.

Nếu tiêu chí giao dịch của tôi có một hoặc hai yếu tố đang hiển thị tín hiệu xung đột, thì đây sẽ được coi là giao dịch có xác suất trung bình. Trong trường hợp này, tôi sẽ chỉ mạo hiểm 1,5% danh mục đầu tư của mình.

Các trường hợp khác, sẽ có lúc hệ thống hoạt động ổn, nhưng môi trường thị trường đang "choppy" và biến động trong một phạm vi giá, thì đây sẽ được coi là giao dịch có xác suất thấp. Vì vậy, tôi sẽ chỉ mạo hiểm 1% danh mục đầu tư của mình.

Hãy xác định ra các loại xác suất và bạn sẽ có thể điều chỉnh rủi ro của mình cho phù hợp.

Quy tắc #3: Quy tắc drawdown - Tạm dừng sau thua lỗ


Có thể sẽ có lúc danh mục đầu tư của bạn rơi vào chuỗi thua lỗ.

Đây là lúc bạn có thể mất 14-20% danh mục đầu tư của mình.

Vậy giờ sao?

Vâng, bạn cần phải bảo vệ vốn của bạn!

Tôi có một quy tắc đơn giản là khi danh mục đầu tư của tôi giảm 20%, tôi sẽ tạm dừng giao dịch.

Trong một đợt drawdown (sụt giảm tài khoản), tôi sẽ chuyển sang giao dịch demo cho đến khi điều kiện được cải thiện.

Nếu thị trường tiếp tục hoạt động trong vùng thuận lợi và tôi cảm thấy tự tin hơn rằng hệ thống sẽ hoạt động tốt hơn, thì tôi sẽ tiếp tục giao dịch với rủi ro 1%.

Quy tắc #4: Không bao giờ mạo hiểm với số tiền ngoài tầm với


14-quy-tac-quan-ly-von-cho-trader-traderviet3.png

Đây là quy tắc mà tôi thường thuyết giảng với tất cả mọi người.

Với trading, bạn KHÔNG BAO GIỜ nên mạo hiểm với số tiền mà bạn không đủ khả năng chi trả.

Nếu bạn đang sử dụng khoản tiết kiệm duy nhất khi nghỉ hưu hoặc bạn có bất kỳ khoản tiền nào mà bạn gắn bó về mặt cảm xúc - thì tốt nhất hãy tránh giao dịch bằng những số tiền đó!

Điều này không chỉ nguy hiểm cho tình hình tài chính của bạn mà còn dẫn đến cảm giác giao dịch như chơi tàu lượn siêu tốc trong cả chuỗi thắng và thua.

Quy tắc #5: Quy tắc dừng lỗ theo thời gian - Giới hạn dựa trên thời gian


Nếu giao dịch không đạt được mục tiêu lợi nhuận (hoặc chạm mức dừng lỗ) trong một khoảng thời gian cụ thể, hãy đóng giao dịch đó lại.

Tôi có quy tắc 7 tuần (35 ngày làm việc). Không quan trọng khi nào, ở ngưỡng giá nào, hoặc giao dịch có lãi hay lỗ.

Bạn sẽ muốn đóng lệnh sau một khoảng thời gian nhất định vì ba lý do:
  1. Bạn là nhà giao dịch ngắn hạn và không muốn biến nó thành khoản đầu tư dài hạn.
  2. Có những chi phí bạn phải trả hàng ngày khiến bạn phải chịu mức lỗ cao hơn hoặc lợi nhuận ít hơn.
  3. Bạn không muốn cảm thấy bị ràng buộc với bất kỳ giao dịch cụ thể nào.
Hoặc là bạn sẽ chịu các khoản lỗ thấp hơn dự định. Hoặc bạn sẽ kiếm được lợi nhuận thấp hơn dự định.

Điều này ngăn cản vốn bị ràng buộc trong các giao dịch trì trệ.

Quy tắc #6: Quy tắc trailing stop 1:1 - Bảo vệ lợi nhuận


14-quy-tac-quan-ly-von-cho-trader-traderviet4.png

Quy tắc này sẽ giúp bạn bảo vệ lợi nhuận của mình khi giao dịch diễn ra theo hướng có lợi cho bạn.

Đây là cách nó hoạt động:

Khi giao dịch đạt tỷ lệ R:R là 1:1 (và diễn biến thị trường có lợi cho tôi), nó sẽ cho tôi cơ hội để dời stoploss về mức hoà vốn.

Bằng cách này, bạn sẽ kiếm được lợi nhuận tối thiểu nếu giao dịch đi ngược lại với bạn.

Ngoài ra, nó sẽ tăng tỷ lệ thắng của bạn và về mặt cảm xúc, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi thực hiện một giao dịch mà không có gì để mất.



Quy tắc #7: Quy tắc "chốt lời một nửa" - Khoá lợi nhuận


Đôi khi, bạn không muốn dời stoploss của mình.

Thay vào đó, bạn muốn chốt lợi nhuận trong khi thị trường đang diễn biến có lợi cho bạn.

Vì vậy, quy tắc rất đơn giản:

Khi giao dịch đạt tỷ lệ R:R là 1:1, đây có thể là thời điểm tốt nhất để đóng một nửa vị thế của bạn.

Điều này sẽ khoá đôi chút lợi nhuận trong khi vẫn còn chỗ để kiếm thêm lợi nhuận.

Quy tắc #8: Quy tắc ký quỹ 5% - Kiểm soát đòn bẩy


Quy tắc này áp dụng nhiều hơn cho những ai có tài khoản lớn hơn khá NHIỀU.

Hãy nhớ rằng, với trading, bạn đang giao dịch mua và bạn dựa trên ký quỹ.

Nếu tỷ lệ đòn bẩy là x10, điều này có nghĩa là nếu tôi giữ 1% tài khoản của mình, tôi sẽ mạo hiểm 10% danh mục đầu tư của mình nếu giao dịch tiến về 0.

Vì vậy, mẹo ở đây là đừng bao giờ mạo hiểm quá 5% tài khoản của bạn trong một giao dịch.

Cách tiếp cận này làm giảm khả năng gặp rủi ro và hỗ trợ theo dõi rủi ro trong các thị trường đầy biến động.

Quy tắc #9: Quy tắc dừng giao dịch trong ngày - Giới hạn thua lỗ hàng ngày


14-quy-tac-quan-ly-von-cho-trader-traderviet5.png

Không phải trader nào cũng thích giữ lệnh qua đêm.

Bạn có thể là một người chỉ thích thực hiện các giao dịch mua và bán trong ngày.

Nếu bạn là một trong số họ thì quy tắc này là dành cho bạn!

Đảm bảo bạn đặt giới hạn thua lỗ hàng ngày hoặc số lần thua lỗ tối đa.

Ví dụ: Nếu bạn thua 3 đến 4 giao dịch trong ngày - đó có thể là lúc bạn phải dừng giao dịch trong ngày. Có một số lý do cho việc này bao gồm:
  • Môi trường thị trường không thuận lợi để tiếp tục.
  • Bạn cần bảo vệ vốn của mình.
  • Cảm xúc của bạn có thể mất kiểm soát khi chịu quá nhiều tổn thất trong một ngày.
  • Điều này có thể dẫn đến giao dịch bốc đồng và trả thù để bù đắp cho những khoản thua lỗ của bạn.

Quy tắc #10: Quy tắc TIN TỨC Forex - Tránh các sự kiện tin tức có tác động lớn


Nếu bạn là một Forex trader và muốn tránh những thời điểm biến động khi một số sự kiện tin tức nhất định xuất hiện, bạn có thể đứng ngoài hoặc tránh giao dịch trong các sự kiện tin tức có tác động lớn.

Những sự kiện này bao gồm các đợt công bố dữ liệu CPI, NFP, PPI và FOMC.

Những sự kiện như vậy có thể làm tăng rủi ro giao dịch và dẫn đến những biến động thị trường không thể đoán trước (đặc biệt là trong thị trường Forex!)

Quy tắc #11: Quy tắc Risk:Reward - Tỷ lệ thuận lợi


14-quy-tac-quan-ly-von-cho-trader-traderviet7.png

Bất cứ khi nào tôi thực hiện giao dịch, tôi luôn muốn số tiền lợi nhuận của mình lớn hơn số tiền thua lỗ.

Để làm điều này, tôi luôn đặt tỷ lệ Risk:Reward ít nhất là 1:2.

Điều này có nghĩa là, tôi chỉ sẵn sàng mạo hiểm $1 để kiếm được $2.

Làm điều này đủ lần và bạn gần như đảm bảo được rằng, lợi nhuận tiềm năng của bạn sẽ lớn hơn thua lỗ tiềm năng trong trung hạn.

Và việc có tỷ lệ R:R ít nhất là 1:2 có nghĩa là bạn sẽ phải tính đến chi phí, phí môi giới và các khoản phí khác cho giao dịch của mình.

Quy tắc #12: Quy tắc vàng 20% - Đa dạng hóa và hạn chế rủi ro


14-quy-tac-quan-ly-von-cho-trader-traderviet6.png

Bạn luôn cần có vốn trong danh mục đầu tư của mình.

Không chỉ để giao dịch, mà còn để bảo vệ các giao dịch hiện tại mà bạn đang nắm giữ bất kỳ lúc nào.

Vậy, quy tắc này là vàng!

Đây là cách nó hoạt động: Tôi không bao giờ dành hơn 20% tổng danh mục đầu tư của mình cho trading.

Điều này có nghĩa là tôi sẽ luôn nắm giữ ít nhất 80% danh mục đầu tư của mình.

Hãy nhớ rằng, với giao dịch ký quỹ (đòn bẩy), nó sẽ khuếch đại cả lợi nhuận lẫn thua lỗ.

Chỉ sử dụng 20% tổng danh mục đầu tư sẽ giúp bạn luôn có nhiều tiền hơn trong danh mục đầu tư, để tính đến nhiều giao dịch, thua lỗ và chi phí hơn, đồng thời giúp bạn đa dạng hóa danh mục cũng như quản lý rủi ro tốt hơn.

Quy tắc #13: Quy tắc con nhím - Cân bằng vị thế mua và bán


Tôi thích quy tắc này.

Trong trading, bạn có thể mua (long) khi thị trường đi lên.

Hoặc bạn có thể bán (short) khi thị trường đi xuống.

Nhưng đôi khi, bạn có thể cảm thấy mình đang tiếp xúc quá nhiều với vị thế mua mặc dù thị trường đang đi lên.

Vì vậy, thay vào đó bạn có thể phòng vệ cho các vị thế của mình bằng cách cân bằng giữa vị thế mua và bán.

Nếu thị trường đi xuống thì ít nhất bạn cũng sẽ có một số lệnh bán để bù đắp cho khoản lỗ do lệnh mua đang chống lại bạn.

Tôi luôn cố gắng tránh quá tập trung vào một hướng duy nhất.

Bằng cách này, tôi có thể bảo vệ danh mục đầu tư của mình khỏi sự đảo chiều đột ngột của thị trường.

Quy tắc #14: Quy tắc đa tài khoản - Phân tách thị trường


14-quy-tac-quan-ly-von-cho-trader-traderviet1.jpg

Tôi nhận thấy tất cả các thị trường đều biến động khác nhau và mang lại kết quả khác nhau.

Vì vậy, điều tôi muốn làm là mở các tài khoản giao dịch khác nhau cho các thị trường khác nhau (ví dụ: Forex và chứng khoán).

Tôi thích theo dõi và giao dịch Forex cho một tài khoản và một tài khoản khác cho cổ phiếu.

Bạn sẽ nhận thấy nếu giao dịch quá nhiều thị trường khác nhau trong một tài khoản, điều đó rất có thể sẽ làm sai lệch danh mục đầu tư và hồ sơ theo dõi của bạn.

Điều này là do cách tất cả chúng di chuyển rời rạc với nhau.

Do đó, hãy đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn trên các loại tài sản và thị trường khác nhau để quản lý rủi ro nhé!


Lời cuối


Tôi tin rằng 14 quy tắc quản lý rủi ro này sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu trading của mình.

Nếu có một việc bạn nên làm lúc này thì đó là in chúng ra, hoặc lưu bài viết này lại để tham khảo về sau.

Những quy tắc này chắc chắn sẽ mang lại giá trị trong nỗ lực giao dịch của bạn đấy!

Nguồn: tradingview
Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 261 Xem / 5 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 341 Xem / 7 Trả lời
  • khiconcon trong Trao Đổi về Broker 170 Xem / 6 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 609 Xem / 18 Trả lời
  • UK LEE trong Phân tích Hàng hóa Phái sinh 157 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên