Giải đáp các câu hỏi về phương pháp trading (nếu mình biết :)

Giải đáp các câu hỏi về phương pháp trading (nếu mình biết :)

Giải đáp các câu hỏi về phương pháp trading (nếu mình biết :)
chịu rồi bác ơi, tiếng anh em dốt lắm, mà còn tiếng anh chuyên ngành thì càng khó nữa, mà em ko quan tâm các quy ước bác à, em chỉ cần lý luận hợp lý và sát với định nghĩa là được, còn quy ước là tùy mọi người thôi miễn sao dùng ok là được, cái em muốn nói là tư duy của chúng ta đang quá dễ giải và hoạt động khá máy móc nên đâm ra nhiều ng ko hiểu cái mình đang dùng, vì mọi người chưa thử đi tìm hiểu nó là gì bao giờ, mà đã ko hiểu rõ cái mình dùng thì sẽ đâm ra thiếu lòng tin vào nó và sẽ sinh ra nhiều vấn đề về tâm lý như sợ hãi, FOMO hay chốt non hoặc ko kiểm soát được quy trình vào lệnh

Định nghĩa cũng là định nghĩa thôi bác ơi. Miền nam kêu là cái muỗng, miền bác kêu là cái thìa, vn kêu là chó mèo, us kêu là dog cat. Gọi sao cho mn hiểu mình đang nói về cái gì là được.
 
Ko biết các bác thế nào, chứ e thì e ko qtam xu hướng hiện tại, e tưởng tượng ra xu hướng tương lai, cái này e k biết diễn đạt ra bằng từ ngữ ntn luôn, tóm lại là hãy buy seo tá lả, vì tất cả chỉ 50/50.
bác tưởng tượng ra được xu hướng tương lai thì sắp nhập thánh rồi đấy :D
 
Hỏi: Trading khó hay dễ, phức tạp hay đơn giản.

Trả lời: Nó khó hay dễ, đơn giản hay phức tạp nó tùy thuộc vào cách tiếp cận của trader. Với mình nó đơn giản, không phức tạp, và mình cũng khuyến khích mọi người hãy làm cho nó càng đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu thì càng tốt.

Khó khăn và phức tạp:

Thứ nhất: Nếu bạn tiếp cận trading với việc nghĩ rằng cầng càng nhiều kiến thức càng tốt, từ phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, phân tích sentiment .... thì nó phức tạp và rất khó khăn. Chỉ riêng về kiến thức phân tích cơ bản thôi đã mất mấy năm để học nếu bạn không tốt nghiệp từ chuyên ngành kinh tế, với phân tích kỹ thuật bạn có vô số lý thuyết từ lý thuyết Down, Eliot, Support Resistance, Price action ... Để học hết đống lý thuyết này cũng mất vài năm chứ chẳng dễ chút nào. Tệ hơn nữa khi học hết cả đống lý thuyết trên rồi kết hợp cái này với cái kia cũng mất vài năm nữa, mà cuối cùng có khi vẫn thua :)

Phân tích cơ bản rất khó áp dụng cho retail trader, lý do phân tích cơ bản áp dụng cho hoạt động long term investment, đầu tư kiểu này cần vài năm và hay áp dụng cho đầu tư giá trị trong chứng khoán, trong ngắn hạn áp dụng phân tích cơ bản rất khó đối với trading. Phân tích cơ bản dạng tìm câu chuyện thị trường đang nói đến giống như anh Vietcurrency đã từng nói đến có thể áp dụng cho trading. Nhưng với retail trader nó cũng rất khó áp dụng, lý do là đòi hỏi hàng chục năm kinh nghiệm, cần ở trong giới đầu tư thì mới hiểu câu chuyện bigboys đang quan tâm, chúng ta ở ngoài hầu như không cảm nhận được với hàng ngàn tin tức xuất hiện trên mặt báo.

Các lý thuyết phân tích kỹ thuật thì sao. Chúng chỉ giúp bạn thêm chút hiểu biết dạng cơ bản khi mới vào nghề. Còn để kiếm tiền từ nó không dễ chút nào. Khó tìm Entry, khó xác định xu hướng, khó áp dụng với hoàn cảnh cụ thể. Những lý thuyết này sẽ giúp bạn hình thành những khái niệm cơ bản về sự vận động của thị trường, về xu hướng, về điểm vào lệnh ...

Thứ hai: Tìm kiếm xu hướng, tìm kiếm điểm vào lệnh, quản lý rủi ro, kiểm soát tâm lý, rèn luyện tư duy đúng ... cũng mất vô cùng nhiều thời gian và công sức. Có vô số phương pháp xác định xu hướng ở Internet, sự kết hợp cũng vô cùng, Entry cũng vậy có vô số cách vào lệnh để kiếm tiền, người thì dùng Pullback, người thì dùng Breakout, người thì bắt đỉnh bắt đáy, người thì trading trong vùng giao động ....
Hoặc kết hợp cả nhiều cái với nhau. Indicator thì có hàng ngàn loại và hàng ngàn thông số, chọn được một cái phù hợp cũng mệt nhoài người và mất quá nhiều thời gian. Về tư duy và tâm lý còn oải hơn nữa, học về nó đã khó mà thực hành của nó còn mệt hơn....

Đa phần trader sẽ phải bỏ cuộc vì khó khăn và vì thua lỗ dẫn đến hết tiền.

Vậy tại sao mình lại bảo nó đơn giản và dễ dàng?

Dễ hay khó là do cách tiếp cận của bạn. Mình tốt nghiệp ngành về khoa học nên tư duy cũng thiên về tư duy khoa học hơn là cảm tính và nghệ thuật. Mình thường cố gắng đơn giản hóa mọi vấn đề, và gạt hết mọi thứ đi để dễ dàng tiến đến đích. Bây giờ hãy gạt hết mọi thứ trong đầu của bạn đi nhé.

Trước khi đọc tiếp hãy cố gắng gạt hế mọi thứ trong đầu mình ra nhé. Đừng quan tâm thứ gì nữa.

Hãy nhìn vào đồ thị dưới dây và cho biết với đồ thị lên dốc thẳng như thế này bạn có tìm được Entry và có kiếm được tiền không nhé.

upload_2021-2-27_18-30-6-png.194689



Đa phần câu trả lời là có thể kiếm tiền được ở thị trường chuyển động kiểu này nếu bạn làm 4 điều dưới đây.

  1. Bạn chỉ cần mua nếu xu hướng tăng mạnh này xuất hiện.
  2. Đặt stoploss xa một chút. Takeprofit đặt 1:1 hoặc 1:2 hoặc là khi xu hướng này kết thúc thì đóng lệnh.
  3. Điểm vào lệnh có cần hoàn hảo không (mình nghĩ là chả cần lắm, tương đối thôi). Chọn một điểm tương đối thôi là được.
  4. Và điều cuối cùng là trading nhỏ chút để phòng trường hợp nó đảo chiều (vì một trader nào đó nó đang muốn bán nó và bán một lượng lớn ra là nó đảo chiều, hoặc có tin tức bất ngờ xảy ra nó cũng đảo chiều là bình thường).
Đấy nó có phức tạp gì đâu, cần gì phải học phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và một đống thứ loằng ngoằng đâu :) Bạn vẫn kiếm được tiền nếu xác định được thị trường có xu hướng và làm theo 4 điều ở trên.

Đùa các bạn tí thôi đời không bao giờ như mơ. Còn hai câu hỏi bạn phải trả lời.

  1. Câu hỏi thứ nhất: Làm thế nào để biết thị trường chuyển động có xu hướng như thế này để giao dịch và kiếm tiền?
  2. Câu hỏi thứ hai: Làm thế nào để biết khi nào nó kết thúc xu hướng để thoát lệnh?

Đó là câu hỏi quan trọng nhất bạn cần trả lời được để kiếm tiền.
 
Người ta


Định nghĩa cũng là định nghĩa thôi bác ơi. Miền nam kêu là cái muỗng, miền bác kêu là cái thìa, vn kêu là chó mèo, us kêu là dog cat. Gọi sao cho mn hiểu mình đang nói về cái gì là được.
à bác hiểu sai ý tôi rồi, cái tôi muốn đề cập là tư duy bác a, kêu cái gì ko quan trọng nhưng với điều kiện ai cũng hiểu nó là cái gì là dc, nhưng có nhiều trường hợp gọi khác nhau hiểu nó sẽ khác nhau, mà chúng ta mặc định cái gì đó ko cần hiểu vẫn dùng dc thì sau này đầu óc nó cũng sẽ hoạt động như vậy, đây là lối mòn tư duy và khá tai hại

tôi ví dụ cho dễ hiểu, mọi người hay nói RSI tạo phân kỳ có nghĩa động lương di chuyển hay sức mạnh của xu hướng đã giảm, và nhiều người dùng RSI vẫn mặc định như vậy nhưng tôi có thể chỉ ra nhiều trưởng hợp động lượng giá di chuyển tăng nhưng RSI vẫn tạo phân kỳ đấy, đó mới thấy do tư duy mặc định và học máy móc của chúng ta nó tai hại như thế nào
 
tôi ví dụ cho dễ hiểu, mọi người hay nói RSI tạo phân kỳ có nghĩa động lương di chuyển hay sức mạnh của xu hướng đã giảm, và nhiều người dùng RSI vẫn mặc định như vậy nhưng tôi có thể chỉ ra nhiều trưởng hợp động lượng giá di chuyển tăng nhưng RSI vẫn tạo phân kỳ đấy, đó mới thấy do tư duy mặc định và học máy móc của chúng ta nó tai hại như thế nào

Về mặt nguyên lý tạo ra RSI thì đúng là "sức mạnh của xu hướng đã giảm" nhưng bác phải hiểu là nó "đã giảm trong khoảng thời gian được xét giữa cặp đỉnh hoặc cặp đáy". Việc đó dẫn đến kỳ vọng là sức mạnh này sẽ giảm tiếp, việc nó có giảm tiếp trong tương lai hay ko là xác suất. Nói chung là không có đúng sai tuyệt đối trong thị trường.
 
Về mặt nguyên lý tạo ra RSI thì đúng là "sức mạnh của xu hướng đã giảm" nhưng bác phải hiểu là nó "đã giảm trong khoảng thời gian được xét giữa cặp đỉnh hoặc cặp đáy". Việc đó dẫn đến kỳ vọng là sức mạnh này sẽ giảm tiếp, việc nó có giảm tiếp trong tương lai hay ko là xác suất. Nói chung là không có đúng sai tuyệt đối trong thị trường.
bac noi về mặt nguyên lý sức mạnh xu hướng đã giảm giữa các cặp đỉnh đáy thì hớp lý rồi nhưng nếu em dùng RSI nhỏ hơn hay lớn hơn thì chưa chắc đấy, vậy tại sao em phải dùng RSI14 mà ko phải RSI nhỏ hơn hay lớn hơn? và cái sức mạnh xu hướng đã giảm bác nói nó là gì? và xác định nó như thế nào mới được
 
bac noi về mặt nguyên lý sức mạnh xu hướng đã giảm giữa các cặp đỉnh đáy thì hớp lý rồi nhưng nếu em dùng RSI nhỏ hơn hay lớn hơn thì chưa chắc đấy, vậy tại sao em phải dùng RSI14 mà ko phải RSI nhỏ hơn hay lớn hơn? và cái sức mạnh xu hướng đã giảm bác nói nó là gì? và xác định nó như thế nào mới được
E cũng đang tính khi trade phải nghe nhạc thiền đây bác, để trí tưởng tượng bay xa. :D
Còn trade nó chỉ có vậy, ko mua thì bán, mua mà k đc thì bán luôn, đừng có ngồi vò đầu bứt tai tìm pp mới hay đổ lỗi thị tr ngẫu nhiên hãy nhà cái săn SL :p
 
E cũng đang tính khi trade phải nghe nhạc thiền đây bác, để trí tưởng tượng bay xa. :D
Còn trade nó chỉ có vậy, ko mua thì bán, mua mà k đc thì bán luôn, đừng có ngồi vò đầu bứt tai tìm pp mới hay đổ lỗi thị tr ngẫu nhiên hãy nhà cái săn SL :p
vậy tưởng tượng kiểu gì bác, nghe cách trade của bác có hơi hướng tâm linh thì phải?
 
vậy tưởng tượng kiểu gì bác, nghe cách trade của bác có hơi hướng tâm linh thì phải?
Từ tưởng tượng thật ra nó k sát nghĩa, căn bản văn e kém, trc học toàn suýt thì ở lại lớp vì môn văn =))
Đại khái nó là phán đoán hướng đi tiếp theo thôi bác, bác đoán đúng, bác có thưởng, đoán sai, hit SL, kéo về vế trái, ôi mk chạy thật dễ đoán, còn vế phải, ai biết nó sẽ tnao, e tính nghe nhạc để hạ cái cảm xúc khi trade xuống thôi :D
Ví dụ rsi phân kì tăng, mn sẽ seo, thế sau khi hit SL, mn sẽ lại rình cơ hội mới seo, hoặc gồng lỗ, sao k bai luôn? Tại vì giá hiện tại cao? Vì mình đang nhìn từ hiện tại về quá khứ thì nó cao, còn tương lai có khi nó chỉ ở đáy dốc, ý e muốn nói là vậy đấy, hãy tưởng tượng về tương lai, thay vì đứng ở hiện tại nhìn về quá khứ.
 
TRADING VỪA LÀ KHOA HỌC VỪA LÀ NGHỆ THUẬT; CÓ SỰ TÙY Ý TRONG BỘ QUY TẮC CỨNG NHẮC. RÈN LUYỆN BAO NĂM ĐỂ ĐẮC ĐẠO CẢNH GIỚI NÀY MÀ KHÓ GHÊ....HAIZZZA
 
Từ tưởng tượng thật ra nó k sát nghĩa, căn bản văn e kém, trc học toàn suýt thì ở lại lớp vì môn văn =))
Đại khái nó là phán đoán hướng đi tiếp theo thôi bác, bác đoán đúng, bác có thưởng, đoán sai, hit SL, kéo về vế trái, ôi mk chạy thật dễ đoán, còn vế phải, ai biết nó sẽ tnao, e tính nghe nhạc để hạ cái cảm xúc khi trade xuống thôi :D
Ví dụ rsi phân kì tăng, mn sẽ seo, thế sau khi hit SL, mn sẽ lại rình cơ hội mới seo, hoặc gồng lỗ, sao k bai luôn? Tại vì giá hiện tại cao? Vì mình đang nhìn từ hiện tại về quá khứ thì nó cao, còn tương lai có khi nó chỉ ở đáy dốc, ý e muốn nói là vậy đấy, hãy tưởng tượng về tương lai, thay vì đứng ở hiện tại nhìn về quá khứ.
nhưng phải có cơ sở gì mới tưởng tượng được chứ bác, chứ ko lẽ ko sell cứ tưởng tượng tăng để buy à

đánh kiểu của bác, cảm xúc sẽ thay đôi xoành xoạch do chuyển từ buy sang sell rồi sell sang buy liên tục, chưa trade xong chắc bác bị tẩu hỏa nhập ma luôn quá keke :p
 
nhưng phải có cơ sở gì mới tưởng tượng được chứ bác, chứ ko lẽ ko sell cứ tưởng tượng tăng để buy à

đánh kiểu của bác, cảm xúc sẽ thay đôi xoành xoạch do chuyển từ buy sang sell rồi sell sang buy liên tục, chưa trade xong chắc bác bị tẩu hỏa nhập ma luôn quá keke :p
Chính là bai seo xoành xoạch đấy bác :D
Cơ sở vào lệnh chính là khi giá quay lại hỗ trợ, đây chính là chỗ lý tưởng nhất để bác có thể ba phải :p
 
bac noi về mặt nguyên lý sức mạnh xu hướng đã giảm giữa các cặp đỉnh đáy thì hớp lý rồi nhưng nếu em dùng RSI nhỏ hơn hay lớn hơn thì chưa chắc đấy, vậy tại sao em phải dùng RSI14 mà ko phải RSI nhỏ hơn hay lớn hơn? và cái sức mạnh xu hướng đã giảm bác nói nó là gì? và xác định nó như thế nào mới được


RSI14 hay 19 hay 21 nó chẳng có ý nghĩa gì ghê gớm cũng như MA 20, 21, 50 để mà mất công giải thích tại sao nó phải như vậy. Mở chart quá khứ và nhét các chỉ báo với các thông số khác nhau vào và giải thích cho từng trường hợp đều sẽ hợp lý như khoa học.

Trading ở hay ở chỗ góc độ tâm lý và quản trị rủi ro mà các chỉ báo hay mô hình là những điểm neo cho chúng ta triển khai hệ thống giao dịch và quản lý rủi ro quanh đó.
 
Câu này nghe giông giống cụ Michael Voigt :rolleyes:

Mình đọc nhiều mà có khi không nhớ tác giả là ai, nên chỉ muốn chia sẻ lại theo sự hiểu biết của mình để anh chị em dễ hình dung.

Đọc comment của mọi người thấy trading nó phức tạp quá, mong các bác đơn giản hóa nó đi để dễ sử dụng, dễ kiếm tiền hơn.

Càng phức tạp, càng rối, càng dễ mất kiểm soát. Càng đơn giản, rõ ràng càng dễ sử dụng và càng dễ kiểm soát :)
 
Đơn giản là đỉnh cao của sự phức tạp. ~ Leonardo Davinci

The simplicity is ultimate of sophistication. ~ Leonardo Davinci

angothanhhai.com_wp_content_uploads_2019_05__C4_90_C6_A1n_gi_E0c5443d7eda408847ac3d34c0cc8c657.jpg
 
Đơn giản là đỉnh cao của sự phức tạp. ~ Leonardo Davinci

The simplicity is ultimate of sophistication. ~ Leonardo Davinci

View attachment 194715

Theo kinh nghiệm cá nhân mình, khi gặp một vấn đề nào đó mà các bác thấy nó còn phức tạp, còn mơ hồ, còn chưa rõ ràng nghĩa là các bác còn chưa hiểu rõ vấn đề, còn chưa nắm được cái cốt lõi của nó.'

Khi đi đến tận cùng của mọi vấn đề thì nó lại cực kỳ đơn giản.

Giống như nguyên lý 80-20 vậy. Trong số hàng trăm nguyên nhân gây ra kết quả thì chỉ có 20% trong đó quyết định thực sự tới kết quả thôi, còn 80% còn lại không đáng quan tâm. Đừng phí thời gian vào 80% này vì nó không giúp gì cho kết quả, nó chỉ làm mất thời gian, công sức và tạo ra sự mệt mỏi trong trading.

Hãy đơn giản hóa vấn đề đến mức không thể đơn giản hơn được nữa, đó chính là quá trình học hỏi và loại bỏ những thứ không cần thiết để đi đến một phương pháp trading đơn giản nhất, hiệu quả nhất, rõ ràng nhất.
 
RSI14 hay 19 hay 21 nó chẳng có ý nghĩa gì ghê gớm cũng như MA 20, 21, 50 để mà mất công giải thích tại sao nó phải như vậy. Mở chart quá khứ và nhét các chỉ báo với các thông số khác nhau vào và giải thích cho từng trường hợp đều sẽ hợp lý như khoa học.

Trading ở hay ở chỗ góc độ tâm lý và quản trị rủi ro mà các chỉ báo hay mô hình là những điểm neo cho chúng ta triển khai hệ thống giao dịch và quản lý rủi ro quanh đó.
chịu bác à, tranh luận nhiều lần nên em thấy tư tưởng quan điểm của bác với em khác nhau rồi nên tranh luận tiếp sẽ ko ra kết quả, đối với em chỉ cần hiểu hệ thống hiểu thị trường thì vấn đề quản trị rủi ro sẽ được lồng vào và nhất quán với hệ thống còn vấn đề tâm lý sẽ tự biến mất nên ko cần tập trung quá nhiều vào vấn đề tâm lý, 2 trader có cách quản trị rủi ro và quản lý tâm lý như nhau thì sự chênh lệch của họ ở đâu? là ở hệ thống, quan điểm của em là muốn kiếm được tiền thì kiếm 1 hệ thống có lợi thế, quan tâm đến quản trị rủi ro và quản lý cảm xúc, nhưng muốn kiểm dc nhiều tiền vượt trội thì phải có 1 hệ thống tối ưu, nên việc tối ưu hệ thống thì mấy vấn đề kia sẽ tự nhiện ko còn thôi, nhiều ng bảo bị tâm lý nhưng họ chẳng bao giờ tìm hiểu họ vị tâm lý như vậy sinh ra từ đâu, chỉ lao vào tìm cách giải quyết thôi, ko bắt đúng bệnh mà tìm cách trị trước thì trị hết cũng mất rất nhiều thời gian
 
Theo kinh nghiệm cá nhân mình, khi gặp một vấn đề nào đó mà các bác thấy nó còn phức tạp, còn mơ hồ, còn chưa rõ ràng nghĩa là các bác còn chưa hiểu rõ vấn đề, còn chưa nắm được cái cốt lõi của nó.'

Khi đi đến tận cùng của mọi vấn đề thì nó lại cực kỳ đơn giản.

Giống như nguyên lý 80-20 vậy. Trong số hàng trăm nguyên nhân gây ra kết quả thì chỉ có 20% trong đó quyết định thực sự tới kết quả thôi, còn 80% còn lại không đáng quan tâm. Đừng phí thời gian vào 80% này vì nó không giúp gì cho kết quả, nó chỉ làm mất thời gian, công sức và tạo ra sự mệt mỏi trong trading.

Hãy đơn giản hóa vấn đề đến mức không thể đơn giản hơn được nữa, đó chính là quá trình học hỏi và loại bỏ những thứ không cần thiết để đi đến một phương pháp trading đơn giản nhất, hiệu quả nhất, rõ ràng nhất.
quá đúng rồi bác, cái gì cáng là chân lý thì sẽ càng dễ hiểu vì nó quá đúng rồi ko cãi lại được, chúng ta hay nói nhiều vấn đề nhưng khi quay lại hỏi thì lại ấp ớ ko trả lời dc, điều này là do chúng ta ko hiểu bản chất cốt lõi của vấn đề, nhưng chúng ta vẫn tự tin mình đang hiểu đúng và thực hành đúng
 
chịu bác à, tranh luận nhiều lần nên em thấy tư tưởng quan điểm của bác với em khác nhau rồi nên tranh luận tiếp sẽ ko ra kết quả, đối với em chỉ cần hiểu hệ thống hiểu thị trường thì vấn đề quản trị rủi ro sẽ được lồng vào và nhất quán với hệ thống còn vấn đề tâm lý sẽ tự biến mất nên ko cần tập trung quá nhiều vào vấn đề tâm lý, 2 trader có cách quản trị rủi ro và quản lý tâm lý như nhau thì sự chênh lệch của họ ở đâu? là ở hệ thống, quan điểm của em là muốn kiếm được tiền thì kiếm 1 hệ thống có lợi thế, quan tâm đến quản trị rủi ro và quản lý cảm xúc, nhưng muốn kiểm dc nhiều tiền vượt trội thì phải có 1 hệ thống tối ưu, nên việc tối ưu hệ thống thì mấy vấn đề kia sẽ tự nhiện ko còn thôi, nhiều ng bảo bị tâm lý nhưng họ chẳng bao giờ tìm hiểu họ vị tâm lý như vậy sinh ra từ đâu, chỉ lao vào tìm cách giải quyết thôi, ko bắt đúng bệnh mà tìm cách trị trước thì trị hết cũng mất rất nhiều thời gian

Đúng rồi bác, vấn đề tâm lý sẽ được giải quyết phần nào, mặc dù không phải là giải quyết được hết khi tìm ra được một phương pháp có lợi thế, có được lợi nhuận trong dài hạn.

Không tìm được phương pháp có lợi thế thì vấn đề quản lý rủi ro, quản lý cảm xúc hay tâm lý hoàn toàn không giúp gì được cho Trader.

Tuy nhiên như trường hợp của mình chẳng hạn, kiểm soát tâm lý không tốt nên không thể cố đấm ăn xôi mà trading được. Các cụ bảo rồi, biết mình biết người trăm trận trăm thắng.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 458 Xem / 20 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 252 Xem / 13 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 143 Xem / 1 Trả lời
  • Nguyen EA trong Hội Trader giao dịch Quỹ 59 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên